Chăm sóc người lớn tuổi: thêm chủ động là thêm động lực sống

Thứ tư - 11/02/2015 02:49 - Đã xem: 800
Với truyền thống hiếu thảo, nhiều người Việt Nam thường cho rằng chăm sóc, phục vụ cha mẹ càng nhiều thì nghĩa là càng hiếu thảo. Tuy nhiên, đôi khi việc phục vụ quá mức lại khiến người cao tuổi trở nên quá phụ thuộc vào người thân, dẫn đến giảm vận động và tâm lý tự ti khi không còn làm chủ được cuộc sống của mình. Vậy phải làm thế nào để người lớn tuổi có thể thêm tự tin vui sống?
Khi già yếu và đau bệnh, người lớn tuổi phải nhờ cậy tới con cái trong những việc sinh hoạt thường ngày, kể cả những việc nhạy cảm như vệ sinh. Việc phụ thuộc vào người khác trong mọi việc dễ gây nên cảm giác xấu hổ, ngại ngùng và thậm chí bất lực. Người lớn tuổi cũng không khỏi buồn rầu khi mình bỗng dưng trở thành gánh nặng cho con cháu. Tâm lý đó cũng dễ hiểu khi trước kia người bệnh đã từng khỏe mạnh và hoàn toàn làm chủ cuộc sống.
 
Theo PGS.TS.BS Nguyễn Hoài Nam – Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, thay vì việc làm thay mọi việc giúp người lớn tuổi, người chăm sóc nên giúp người bệnh tự chủ hơn, đồng nghĩa với việc giúp người bệnh tiến gần hơn tới tình trạng tự chủ trước kia. Người chăm sóc nên khuyến khích người bệnh tự chủ tùy theo khả năng, và chỉ nên giúp đỡ khi thật sự cần thiết. Chính việc tự chủ sẽ làm cho người bệnh cải thiện về cả thể chất và tâm lý. Đây cũng là quan niệm đã được giới thiệu từ lâu tại Nhật bởi nhãn tã giấy người lớn hàng đầu – Lifree. Việc khuyến khích người lớn tuổi chủ động vui sống đã góp phần giúp nâng cao chất lượng sống của người lớn tuổi tại Nhật.
Tùy tình trạng và khả năng đi lại, người chăm sóc có thể giúp người bệnh tự chủ với mức độ khác nhau. Đối với người có thể đi lại được, người bệnh nên được khuyến khích tự đi vệ sinh trong toilet. Việc đi vệ sinh trong toilet thay vì vệ sinh tại giường giúp người bệnh có cảm giác tự chủ hơn, giống như đang sống một cuộc sống bình thường của người khỏe mạnh. Hơn nữa, việc đi lại và tự mình thao tác trong nhà vệ sinh giống như những bài tập nhỏ giúp người bệnh từng bước hồi phục và dần làm chủ cuộc sống trở lại. Với người vẫn cần sự trợ giúp, ban đầu nếu cần thì có thể cần người nhà đi theo để sẵn sàng hỗ trợ, nhưng hãy khuyến khích người cao tuổi cố gắng dần tự thao tác.
Để việc tự thao tác với tã giấy khi đi vệ sinh trở nên dễ dàng hơn, người dùng có thể sử dụng tã quần. Do tã quần được thiết kế như quần lót, dễ kéo lên xuống nhờ thun hông, nên người dùng có thể tự mình thao tác khi đi vệ sinh thay vì hoàn toàn phụ thuộc vào sự giúp đỡ của người khác. Hơn nữa, việc đi lại cũng trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn vì miếng tã không bị trượt xuống khi đi lại. Hãy để tã quần trở thành công cụ hỗ trợ những lúc bệnh nhân không kịp đi vào nhà vệ sinh, không nên để người bệnh hoàn toàn phụ thuộc vào tã giấy.
Còn đối với những người không thể đi lại, dù họ sẽ gặp khó khăn nhiều hơn trong việc chăm sóc cá nhân hơn, nhưng người nhà cũng có thể giúp người bệnh tự chủ trong những việc nhỏ tùy theo khả năng. Người bệnh có thể tự xúc ăn nếu tay còn khỏe, tự di chuyển trên giường và tập luyện nhẹ nhàng.
Chăm sóc người lớn tuổi: thêm chủ động là thêm động lực sống - ảnh 2
Tham khảo hướng dẫn lựa chọn sản phẩm của Caryn Lifre – theo mô hình của Lifree Nhật Bản
Việc luyện tập đối với những người hạn chế đi lại còn giúp phòng chống loét tì đè. Loét tì đè thường do người bệnh nằm một chỗ lâu ngày không vận động và do ẩm ướt trên da, nên vùng da bị đè cấn bị hoại tử. Vì vậy, người nhà nên giúp người nhà tập luyện bằng cách thay đổi tư thế thường xuyên, khoảng một hoặc hai tiếng một lần.
Về tã giấy, tã dán sẽ phù hợp với những bệnh nhân nằm lâu vì dễ thay trong tư thế nằm. Người chăm sóc cũng nên chọn loại tã dán có màng đáy thoáng khí để vừa đảm bảo độ thấm hút, khô ráo và thoáng khí để hỗ trợ chống loét tì đè. Ngoài ra, người nhà cũng có thể sử dụng thêm miếng lót bổ sung giúp dễ dàng thay thường xuyên và giữ vệ sinh cho người bệnh, hoặc tấm đệm lót để giúp bảo vệ giường bệnh xe lăn.
Chăm sóc người lớn tuổi: thêm chủ động là thêm động lực sống - ảnh 3
Tham khảo hướng dẫn lựa chọn sản phẩm của Caryn Lifree – theo mô hình của Lifree Nhật Bản
Khái niệm tự chủ trong chăm sóc người lớn tuổi hoàn toàn có thể dễ dàng thực hiện nếu người chăm sóc hiểu được tầm quan trọng và những lợi ích của việc tự chủ. Khi người lớn có thể tự chủ trong cuộc sống hơn và khỏe mạnh hơn để tận hưởng cuộc sống, chắc chắn những người chăm sóc sẽ là những người hạnh phúc nhất, bởi họ sẽ là những người đóng góp nhiều nhất trong việc nâng cao sức khỏe và chất lượng sống cho cha mẹ, ông bà của mình.

M.Y.N


Nguồn tin: Báo Thanh Niên Online

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây