Phóng viên BBC kể chuyện bay sát đảo TQ bồi lấp trái phép

Thứ ba - 15/12/2015 03:46 - Đã xem: 825
Áp sát khu vực Trung Quốc bồi lấp phi pháp trên Biển Đông bằng máy bay cỡ nhỏ, phóng viên BBC bị hải quân Trung Quốc đe dọa và xua đuổi quyết liệt.

Năm 2014, phóng viên Rupert Wingfield-Hayes của BBC tiếp cận khu vực Trung Quốc bồi lấp phi pháp ở Biển Đông trên một chiếc thuyền đánh cá. Ông trở thành phóng viên đầu tiên trên thế giới tiếp cận khu vực Bắc Kinh đang tiến hành các hoạt động cải tạo phi pháp trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Vài ngày trước, Wingfield-Hayes quay trở lại khu vực này trên một máy bay nhỏ. Động thái này ngay lập tức đối mặt với sự giận dữ và đe dọa từ Hải quân Trung Quốc.

Hành trình trắc trở

Đảo nhân tạo phi pháp của Trung Quốc được xây dựng trên các đá ngầm và rạn san hô thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. “Đừng trông đợi một lời mời từ Bắc Kinh. Hãy tin tôi, tôi đã thử”, phóng viên BBC mô tả về hành trình tiếp cận các khu vực mà Trung Quốc bồi lấp phi pháp trên Biển Đông.

Phóng viên BBC kể chuyện bay sát đảo TQ bồi lấp trái phépPhóng viên BBC kể chuyện bay sát đảo TQ bồi lấp trái phép
 
 
 
Hoạt động bồi lấp của Trung Quốc trên đá Xu Bi của Việt Nam mà Trung Quốc đang chiếm đóng trái phép. Ảnh: CSIS

“Sau nhiều tháng chuẩn bị và đàm phán, tôi ngồi đợi trong khách sạn ở Manila, Philippines. Khi quần áo đã đóng gói sẵn sàng, tôi chờ cuộc điện thoại từ đồng nghiệp Chika. Tuy nhiên, cô ấy thông báo chúng tôi không thể tới đảo Thị Tứ (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà cả Trung Quốc và Philippines đều tuyên bố chủ quyền và Phillipines đang kiểm soát đảo này -pv) vì giấy phép đã bị nhà chức trách Philippines thu hồi”,  Wingfield-Hayes kể lại.

Chuyến đi bị hủy ngay trước dịp Chủ tịch Trung Quốc công du Manila. Tuy nhiên, đây chưa phải sự việc tồi tệ nhất. Bằng cách nào đó, Trung Quốc biết ý đồ chuyến đi. Đại sứ quán Trung Quốc ở London đã liên hệ với BBC để cảnh báo về việc phóng viên tiếp cận cái gọi là “phần lãnh thổ của Trung Quốc bị Philippines chiếm đóng bất hợp pháp trên Biển Đông”. Wingfield-Hayes phải ở thêm 1 tuần trong khách sạn, tiếp tục đàm phán và cuối cùng nhận được cái gật đầu của chính phủ Philippines.

5h30 sáng, 5 người bao gồm 2 phi công, một kỹ thuật cùng phóng viên và quay phim của BBC tới đảo Thị Tứ bằng một chiếc Cessna 206 một động cơ. Họ sẽ phải bay 3 giờ trên biển trước khi đáp xuống một đảo nhỏ nằm đâu đó giữa biển. Các phi công cũng tỏ vẻ lo lắng. Tuy nhiên, điều an ủi là chưa ai từng làm việc tương tự.

Phóng viên BBC kể chuyện bay sát đảo TQ bồi lấp trái phép
Phóng viên Wingfiled-Hayes trên khoang phi cơ của Philippines. Ảnh: BBC

“Kế hoạch rất đơn giản. Sau khi đáp xuống đảo để tiếp nhiên liệu, máy bay tiếp tục hướng về phía tây nam trước khi bay vòng tròn xung quanh Đá Chữ Thập (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam) mà Trung Quốc đang chiếm đóng" (sau hành động xâm chiếm bất hợp pháp bằng vũ lực năm 1988 -pv),  Wingfield-Hayes cho biết. Theo phóng viên BBC, các nguồn tin cho thấy, Trung Quốc đang xây dựng một căn cứ không quân và hải quân lớn trên đảo mới bồi lấp.

Theo kế hoạch, sau đó, đoàn tiếp tục trở lại Thị Tứ tiếp nhiên liệu trước khi bay vòng qua Đá Vành Khăn (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam) cũng do Bắc Kinh kiểm soát" (sau hành động xâm chiếm bất hợp pháp năm 1995 -pv).

Phóng viên BBC muốn áp sát gần nhất với các đảo phi pháp mà Trung Quốc chiếm đóng để ghi lại các hoạt động đang diễn ra và thử phản ứng của Bắc Kinh. Trung Quốc bị ràng buộc bởi Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) mà họ đã phê duyệt. Nội dung của Luật Biển quy định rõ các đá và rạn san hô chìm dưới biển không được tuyên bố là thực thể có chủ quyền. Việc xây dựng các cấu trúc nhân tạo trên nó không giúp chúng có chủ quyền hoặc lãnh hải 12 hải lý xung quanh.

“Một quốc gia chỉ có quyền tuyên bố vùng lãnh hải và không phận 12 hải lý đối với những hòn đảo tự nhiên. Đảo nhân tạo không có quyền này. Nói cách khác, việc chúng tôi áp sát các đảo phi pháp mà Trung Quốc chiếm giữ và bồi lấp không vi phạm luật pháp quốc tế. Bắc Kinh không nên can thiệp vào lộ trình bay của chúng tôi”, Wingfield-Hayes nói.

Áp sát đảo phi pháp

Phóng viên BBC kể chuyện bay sát đảo TQ bồi lấp trái phépPhóng viên BBC kể chuyện bay sát đảo TQ bồi lấp trái phép
 
 
 
Đá Chữ Thập trước và sau khi Trung Quốc bồi lấp phi pháp. Ảnh: CSIS

30 phút sau khi máy bay cất cánh từ Thị Tứ hướng về phía nam, Wingfield-Hayes nhận thấy một khoảnh đất màu vàng giữa biển. Một lô cốt lớn màu trắng ở trên đó. Anh ngay lập tức nhận ra nó khi so sánh với ảnh chụp từ vệ tinh. “Đó là đá Ga Ven. Chúng ta đã đi thuyền qua nó hồi năm ngoái. Khi đó, họ mới bắt đầu việc xây dựng”, phóng viên người Anh hét lên với người quay phim Jiro trong tiếng ồn của động cơ.

Ngay khi vừa dứt lời, Wingfield-Hayes nghe thấy những tiếng nói lớn và hung dữ trên radio: “Máy bay chưa xác định ở phía tây đá Nanxun (tên Trung Quốc gọi đá Ga Ven của Việt Nam). Đây là Hải quân Trung Quốc. Các bạn đang đe dọa an ninh trạm của chúng tôi. Để tránh những tính toán sai lầm, hãy rời khu vực ngay lập tức”.

Khi phi công điều khiển chiếc Cessna tiến lại gần, nhóm của Wingfield-Hayes lại nhận được những lời cảnh báo liên tục bằng cả tiếng Trung Quốc và tiếng Anh. Những lời cảnh báo được nói to và kích động hơn. Tuy nhiên, họ vẫn tiếp tục hành trình và hướng tới Đá Chữ Thập ở phía tây nam. Sau khoảng một giờ, Wingfield-Hayes nhìn thấy dải đất rộng màu vàng nổi trên mặt biển.

Khi máy bay tới khu vực 20 hải lý gần Đá Chữ Thập, những lời cảnh báo lại vang lên trên sóng radio. “Máy bay quân sự nước ngoài đang ở phía tây bắc đảo Yongshu (cách Trung Quốc gọi đá Chữ Thập của Việt Nam). Đây là Hải quân Trung Quốc. Các bạn đang đe dọa sự an toàn với căn cứ của chúng tôi". Ngay lập tức, phi công của Wingfield-Hayes lái máy bay hướng ra xa.

Phóng viên của BBC cầu xin cơ trưởng: “Chúng ta lại gần hơn được không. Chúng tôi cần phải quay lại vì chưa thể ghi hình được gì. Khoảng cách quá xa”. Tuy nhiên, cơ trưởng từ chối. Ông đã nhận lệnh không được tiếp cận gần hơn.

Khi trở lại đảo Thị Tứ, Wingfield-Hayes cố gắng giải thích với phi công rằng họ không vi phạm luật pháp quốc tế. Tuy nhiên, các phi công nói rằng họ lái máy bay dân sự và cần đặt vấn đề an toàn lên hàng đầu.

Sau nhiều giờ đàm phán, họ đồng ý thử một lần.

Nhóm của Wingfield-Hayes cất cánh lần thứ 3. Không lâu sau, một lưỡi liềm khổng lồ màu vàng xuất hiện dưới biển. Đó là hình dạng không thể nhầm lẫn của đá Vành Khăn. Phi công cho máy bay hạ xuống độ cao 1.500 m. Khi tới khu vực 12 hải lý, cảnh báo lại tiếp tục vang lên trên radio. Thông điệp tương tự với những lần trước đó.

Đáp lại cảnh báo của phía Trung Quốc, cơ trưởng chiếc máy bay nói: “Hải quân Trung Quốc. Đây là máy bay dân sự Philippines đang trên đường tới Palawan. Chúng tôi không phải máy bay quân sự. Chúng tôi là máy bay dân sự một động cơ”.

Tuy nhiên, cảnh báo từ phía Trung Quốc vẫn lặp lại như cũ.

“Máy bay quân sự nước ngoài ở phía bắc đá Meiji (tên Trung Quốc gọi đá Vành Khăn của Việt Nam). Đây là Hải quân Trung Quốc....”.

Phóng viên BBC kể chuyện bay sát đảo TQ bồi lấp trái phépPhóng viên BBC kể chuyện bay sát đảo TQ bồi lấp trái phép
 
 
 
Hoạt động bồi lấp của Trung Quốc trên đá Vành Khăn. Ảnh: CSIS

Lần này, các phi công đã kiên cường hơn. Họ bay dọc khu vực 12 hải lý men theo đảo nhân tạo phi pháp mà Trung Quốc chiếm đóng và bồi lấp. Phía dưới, nhóm của Wingfield-Hayes nhìn thấy tàu lớn nhỏ đang hoạt động. Trên khu vực mới bồi lấp, Wingfield-Hayes nhận ra một nhà máy xi măng và nền móng của những ngôi nhà mới.

Sau khi thoát khỏi một đám mây, họ nhìn thấy đường băng Trung Quốc đang xây dựng. Nơi đây chỉ cách bờ biển Philippines 140 hải lý.

"Làm một phép tính nhanh, tôi nhận thấy chiến đấu cơ Trung Quốc cất cánh từ đây có thể tới đất liền Philippines trong 8 hoặc 9 phút", Wingfield-Hayes kể.

Không công nhận đảo phi pháp Trung Quốc

Rời khu vực trong sự thoải mái và hứng khởi, Wingfield-Hayes nói đùa với cơ trưởng rằng chúng ta nên quay lại và bay thấp hơn. Đúng lúc đó, một giọng nói khác xuất hiện trên radio. Nó rất khác so với lời cảnh báo của phía Trung Quốc.

“Hải quân Trung Quốc. Hải quân Trung Quốc. Đây là máy bay Australia đang thực hiện quyền tự do hàng hải và hàng không trong không phận quốc tế theo công ước Hàng không Dân dụng Quốc tế và Công ước của Liên Hợp Quốc về luật biển. Hết!”.

Mỹ đã đưa chiến hạm và máy bay ném bom chiến lược B-52 áp sát các khu vực Trung Quốc xây dựng phi pháp trên Biển Đông. Tuy nhiên, Australia chưa công khai thực hiện các nhiệm vụ tương tự. Phát hiện này khiến chúng tôi khá bất ngờ.

Dù máy bay Australia phát đi thông điệp trên nhiều lần nhưng không nhận được sự phản ứng từ phía Trung Quốc.

Việc đưa máy bay lướt qua khu vực Trung Quốc bồi lấp cho thấy Washington và Canberra không công nhận cái gọi là chủ quyền với hoạt động bồi lấp của Trung Quốc. Tuy nhiên, yêu sách của Bắc Kinh vẫn tồn tại.

Trung Quốc đã thành công khi tạo ra “sự kiện trên mặt đất”. Bắc Kinh hoàn tất bồi lấp các đảo và đang tiến hành xây dựng trên đó. Trong cuộc họp tại Manila hồi tháng trước, Tổng thống Mỹ Barack Obama cho rằng Trung Quốc phải ngừng việc xây dựng và không tạo ra các tiền đồn quân sự mới.

“Tuy nhiên, với những gì tôi đã nghe và thấy, tuyên bố dường như đã muộn”, Wingfield-Hayes quan ngại.


Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây