Thắc mắc thường gặp về Covid-19

Chủ nhật - 29/03/2020 23:33 - Đã xem: 481

Biện pháp phòng dịch của Chính phủ

Chính sách chống dịch các tỉnh

Quảng Ninh: - Người dân TP Hạ Long được khuyến cáo không ra đường sau 22h. Nếu ra đường sau 22h mà không có lý do chính đáng, người dân sẽ được đưa vào khu tập trung, theo dõi sức khỏe; nếu không có vấn đề gì sẽ được về nhà, áp dụng từ 29/3 đến 15/4.
- Người từ nơi khác đến Hạ Long cũng được đưa về khu tập trung để kiểm tra sức khỏe, lấy mẫu xét nghiệm, nếu an toàn mới cho về. Những người làm nghề lái taxi, xe ôm được vận động hạn chế di chuyển trong thời gian cao điểm, góp phần hạn chế việc đi lại của người dân.

Cần Thơ:
Dừng 4 tuyến xe khách cố định đi Hà Nội, Bình Thuận, Đà Nẵng, Quảng Ninh, dừng bốn tuyến xe buýt liên tỉnh đi Đồng Tháp, Vĩnh Long, Hậu Giang, Sóc Trăng; cắt giảm 60% chuyến xe khách đi TP HCM, 50% số chuyến đi các tỉnh thành khác từ ngày 29/3 đến 15/4.

Cơ sở kinh doanh được mở cửa ở Hà Nội

Cơ sở kinh doanh phải đóng cửa ở TP HCM

Triệu chứng nhiễm nCoV

Thế nào là nghi nhiễm Covid?

Thế nào là tiếp xúc gần bệnh nhân Covid?

Bộ Y tế quy định 6 trường hợp tiếp xúc gần với người nghi ngờ hoặc xác định nhiễm Covid-19, gồm: - Tiếp xúc tại các cơ sở y tế; trực tiếp chăm sóc người bệnh Covid-19, làm việc cùng nhân viên y tế mắc Covid-19, tới thăm người bệnh hoặc ở cùng phòng có người bệnh mắc Covid-19.

- Tiếp xúc trực tiếp trong khoảng cách ≤ 2 mét với trường hợp bệnh nghi ngờ hoặc xác định mắc Covid-19 trong thời kỳ mắc bệnh.

- Sống cùng nhà với trường hợp bệnh nghi ngờ hoặc xác định mắc Covid-19 trong thời kỳ mắc bệnh.

- Cùng nhóm làm việc hoặc cùng phòng làm việc với các ca bệnh xác định hoặc ca bệnh nghi ngờ trong thời kỳ mắc bệnh.

- Cùng nhóm du lịch, công tác, vui chơi, buổi liên hoan, cuộc họp... với ca bệnh xác định hoặc ca bệnh nghi ngờ trong thời kỳ mắc bệnh.

- Di chuyển trên cùng phương tiện (ngồi cùng hàng, trước hoặc sau hai hàng ghế) với trường hợp bệnh nghi ngờ hoặc xác định mắc Covid-19 trong thời kỳ mắc bệnh.

Phân biệt cúm thường với cúm corona?

Người nguy cơ cao nhiễm nCoV?

Bệnh nhân nhiễm nCoV được điều trị thế nào?

Thời gian điều trị bệnh mất bao lâu?

Người nhiễm bệnh ăn uống thế nào?

Khi nào người nhiễm nCOV được xuất viện?

Người nhiễm nCoV được xuất viện khi có đủ 3 tiêu chuẩn sau:

- Hết sốt ít nhất 3 ngày.

- Các triệu chứng lâm sàng cải thiện, toàn trạng tốt, các dấu hiệu sinh tồn ổn định, chức năng các cơ quan bình thường, xét nghiệm máu trở về bình thường, X-quang phổi cải thiện.

- Có ít nhất hai mẫu liên tiếp bệnh phẩm dịch đường hô hấp (dịch tỵ hầu và họng), lấy mẫu cách nhau ít nhất 24 giờ, xét nghiệm âm tính với nCoV.

Sau xuất viện, người bệnh tiếp tục cách ly tại nhà 14 ngày. Cơ sở khám chữa bệnh thông báo cho Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật địa phương, cơ quan y tế và chính quyền địa phương, theo dõi giám sát y tế bệnh nhân sau ra viện. Người bệnh nên ở trong phòng riêng/chỗ riêng thông thoáng, đeo khẩu trang, vệ sinh tay, ăn riêng, hạn chế tiếp xúc với các thành viên trong gia đình, theo dõi thân nhiệt tại nhà 2 lần một ngày. Trường hợp thân nhiệt cao hơn 37,5 độ C ở hai lần đo liên tiếp hoặc có các dấu hiệu bất thường, người bệnh phải đến khám lại ngay tại các cơ sở y tế.

Sau khi khỏi bệnh khả năng tái phát thế nào?

Chi phí khám chữa Covid-19 với người Việt Nam và nước ngoài

Thuốc sốt rét chloroquin có tác dụng ngừa virus?

Các địa chỉ điều trị bệnh nhân Covid-19

Đã có vaccine chữa Covid-19 hay chưa?

Người dân có thể đăng ký tình nguyện thử nghiệm vaccine không?

Việt Nam có sản xuất được vaccine Covid-19 hay không?

Vitamin C có khả năng chống nCoV?

Tỏi có tác dụng diệt virus hay không?

Rượu có giúp ngừa nCoV?

Phân biệt F0, F1, F2, F3, F4

Con đường nCoV xâm nhập cơ thể

nCoV sinh sôi trong cơ thể như thế nào?

Tại sao nCoV khó tiêu diệt?

Con người có tự đề kháng được nCoV?

Có mấy hình thức cách ly?

Việc cách ly quyết liệt mang lại lợi ích gì?

Ai phải cách ly tập trung?

Ai phải cách ly tại nhà?

Cách ly tại nhà như thế nào?

Khử khuẩn nơi cách ly tại nhà

Trường hợp nào được rút ngắn thời gian cách ly?

Có được chọn nơi cách ly không?

Được phép mang những gì vào khu cách ly?

Chi phí khi cách ly

Chính sách cách ly với khu chung cư, khu dân cư có người nhiễm bệnh

Rửa tay đúng cách

Bao lâu nên rửa tay một lần?

Vì sao rửa tay lại phòng được corona?

Có cần đeo găng tay khi đến nơi công cộng?

Dung dịch rửa tay, sát khuẩn CloraminB giúp ích gì trong phòng chống Covid-19?

Khử trùng nhà cửa thế nào?

Chuyên gia y tế khuyên nên khử khuẩn các bề mặt và vật dụng hàng ngày theo nguyên tắc từ chỗ sạch đến chỗ bẩn, từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới.

Những nơi thường xuyên chạm vào như mặt bàn, tay nắm cửa, dụng cụ cầm tay, bàn, nhà vệ sinh, vòi, bồn rửa cần được ưu tiên khử khuẩn. Bạn có thể dùng các các chất tẩy rửa thông thường như chai xịt tẩy rửa đa năng hoặc pha chất tẩy bồn cầu theo tỷ lệ 10ml dung dịch tẩy rửa với 1 lít nước để lau các bề mặt.

Với các bề mặt không chịu nước như điều khiển điều hòa, ti vi, công tắc đèn, máy tính, các thiết bị điện tử khác... bạn có thể dùng cồn 70% để khử khuẩn bằng cách dùng khăn sạch nhúng vào cồn và lau bề mặt, để khô tự nhiên không rửa lại với nước; nhớ ngắt điện trước khi khử khuẩn.

Xem thêm  

Ai cần đeo khẩu trang?

Hướng dẫn đeo khẩu trang đúng cách

Những loại khẩu trang phòng dịch

Khử khuẩn, hoặc tái sử dụng khẩu trang y tế

Những ai được nhập cảnh Việt Nam hiện nay?

Chính sách kiểm dịch tại sân bay, cửa khẩu

Các đường bay quốc tế nào còn được khai thác?

Công dân Việt Nam từ quốc gia nào trở về sẽ bị cách ly?

Có an toàn nếu đi du lịch nước ngoài thời gian này?

Nhiều quốc gia vẫn mở cửa đón khách vì đất nước chưa phong tỏa và các ca nhiễm Covid-19 không nhiều. Tuy nhiên, bạn không nên đi du lịch thời điểm này vì dịch bệnh diễn biến phức tạp, nguồn lây bệnh có thể xuất hiện ở bất cứ đâu.

Đi du lịch hiện nay có vé máy bay giá rẻ, giá phòng khách sạn thấp nhưng bạn phải đánh đổi bằng tâm lý bất an. Bạn cũng không biết được ngày nào các điểm tham quan hay biên giới bị đóng cửa, ở đâu bị kỳ thị…

Vấn đề quan trọng khác là các hãng bay hủy hoãn chuyến liên tục. Chẳng hạn, hãng Emirates bị Cục hàng không dân dụng Việt Nam không cho phép chở bất kỳ du khách nào vào Việt Nam từ 12 giờ ngày 19/3, chỉ còn lại các chuyến bay rời khỏi Việt Nam. Nếu không may mua vé của hãng này, bạn sẽ khó khăn nếu muốn về nước.

Bạn cũng dễ phải vào khu cách ly ở các nước khác nếu không may đi qua vùng dịch, hoặc bị cách ly khi quay về Việt Nam.

Di chuyển bằng phương tiện công cộng có an toàn?

Tránh lây nhiễm trên máy bay như thế nào?

Như thế nào là 'cách biệt cộng đồng', 'cách biệt xã hội'?

"Cách biệt cộng đồng" hay "cách biệt xã hội" là biện pháp kiểm soát bệnh truyền nhiễm không dùng thuốc, nhằm hạn chế hoặc chặn đà lây lan dịch bệnh. Mục tiêu của "cách biệt cộng đồng" là giảm khả năng tiếp xúc giữa người mang bệnh với người khỏe, giảm tối đa khả năng truyền nhiễm, cũng như tỷ lệ mắc bệnh và tử vong.

Các hình thức chính của "cách biệt cộng đồng" gồm đóng cửa trường học, cấm tập trung và tổ chức các sự kiện đông người, làm việc từ xa và yêu cầu người dân không rời khỏi nhà. Giao thông cũng có thể bị hạn chế hoặc ngừng hoạt động hoàn toàn. Phương pháp này có hiệu quả nhất với bệnh dịch truyền nhiễm qua tiếp xúc giọt lỏng khi người bệnh ho hoặc hắt hơi, tiếp xúc trực tiếp và gián tiếp giữa người với người, cũng như với các bệnh lây qua không khí.

"Cách biệt cộng đồng" sẽ ít hiệu quả với những bệnh lây qua nguồn nước hoặc thực phẩm, cũng như có vật truyền nhiễm như muỗi và côn trùng. Nhược điểm chính là ảnh hưởng tới các lợi ích trong tương tác trực tiếp giữa người với người, khiến người dân dễ cảm thấy cô đơn và giảm hiệu suất làm việc. Nền kinh tế cũng dễ hứng chịu tác động xấu vì " cách biệt cộng đồng" khi nhiều cơ sở kinh doanh phải đóng cửa hoặc không có khách hàng.

Nguyên tắc an toàn cho nhân viên văn phòng

Nguyên tắc an toàn nơi công cộng

Tôi nghĩ mình bị nhiễm nCoV, tôi nên làm gì?

Các loại xét nghiệm Covid-19

Những địa chỉ xét nghiệm Covid-19

22 cơ sở được Bộ Y tế cấp phép xét nghiệm Covid-19:
1. Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương
2. Viện Pasteur TP HCM
3. Viện Pasteur Nha Trang
4. Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên
5. Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội
6. Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Đà Nẵng
7. Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Cần Thơ
8. Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Yên Bái
9. Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Lào Cai
10. Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Quảng Ninh
11. Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương
12. Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM
13. Bệnh viện Chợ Rẫy
14. Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
15. Bệnh viện Trung ương Huế
16. Bệnh viện Nhi Trung ương
17. Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ
18. Bệnh viện Bạch Mai
19. Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP HCM
20. Viện Y học Dự phòng quân đội
21.Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga
22. Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Tôi có thể tự mua kit thử nCoV không?

Mất bao lâu để biết kết quả xét nghiệm?

Chi phí xét nghiệm Covid-19

Hướng dẫn khai báo y tế tự nguyện

Covid-19, Corona, NCoV, SARS-CoV-2 là gì?

Các cấp độ công bố dịch ở Việt Nam

Covid-19 là bệnh truyền nhiễm nhóm A. Theo Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, có ba cấp độ công bố dịch bệnh truyền nhiễm nhóm A.

Khi dịch xảy ra tại một tỉnh thì Bộ Y tế công bố theo đề nghị của địa phương.

Khi dịch lây lan từ tỉnh này sang tỉnh khác, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khoẻ con người, Thủ tướng công bố dịch theo đề nghị của Bộ Y tế.

Khi dịch lây lan diện rộng, đe dọa nghiêm trọng tính mạng, sức khỏe con người và kinh tế - xã hội của đất nước thì phải ban bố tình trạng khẩn cấp. Uỷ ban thường vụ Quốc hội ra nghị quyết ban bố tình trạng khẩn cấp theo đề nghị của Thủ tướng; nếu thường vụ Quốc hội không thể họp ngay được thì Chủ tịch nước ra lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp.

Điều kiện công bố hết dịch ở Việt Nam

Điều 40 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 quy định việc công bố hết dịch truyền nhiễm phải đáp ứng hai tiêu chí: không phát hiện thêm trường hợp mắc bệnh mới sau khoảng thời gian nhất định và đáp ứng các điều kiện khác với từng bệnh dịch theo quy định của Thủ tướng; đã thực hiện các biện pháp chống dịch theo quy định.

Phụ lục Quyết định 02/2016 của Thủ tướng liệt kê 26 bệnh truyền nhiễm được công bố hết dịch nếu không phát hiện thêm ca bệnh mới từ 7 đến 60 ngày, tùy bệnh. Tuy nhiên, văn bản đang có hiệu lực này được ban hành từ tháng 1/2016, vì thế chưa có tên dịch Covid-19 mà chỉ có "Hội chứng viêm đường hô hấp vùng Trung Đông do virus corona (MERS-CoV)" với thời gian là 28 ngày.

Người lao động bị ngừng việc vì dịch bệnh có được trả lương?

Làm việc tại nhà có được tính lương ngoài giờ?

Chống đối ở khu cách ly bị phạt thế nào?

Người sống tại nơi cách ly mà không tuân theo hướng dẫn, gây rối, gây khó khăn cho công tác y tế dự phòng, gia tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh là vi phạm pháp luật.

Khu vực cách ly được xác định là khu vực công cộng, hành vi gây rối trật tự tại khu cách ly được xác định là hành vi gây rối trật tự công cộng.

Xử lý vi phạm hành chính:

Người có "cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác" sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đến 300.000 đồng theo khoản 1 điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.

Với hành vi "gây rối hoặc cản trở hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức", mức phạt tăng thành 2-3 triệu đồng, theo khoản 3 điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.

Xử lý trách nhiệm hình sự:

Nếu đủ yếu tố cấu thành, người vi phạm có thể bị xử lý hình sự theo quy định tại điều 318 Bộ luật Hình sự: Tội gây rối trật tự công cộng. Theo đó người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm bị phạt tiền 5-50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.

Mức hình phạt cao nhất của tội này là 7 năm tù nếu thuộc một trong các trường hợp: có tổ chức; dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách; gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng; xúi giục người khác gây rối; hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng; tái phạm nguy hiểm.

Che giấu hoặc làm lây lan bệnh bị phạt như thế nào?

Điều 8 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 nghiêm cấm các hành vi: che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm; cố ý khai báo, thông tin sai sự thật về bệnh truyền nhiễm hoặc làm lây lan tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.

Nghị định 176/2013/NĐ-CP quy định: Người che giấu tình trạng bệnh của mình hoặc người khác khi mắc bệnh truyền nhiễm đã được công bố là có dịch sẽ bị phạt từ một đến 2 triệu đồng. Nếu khai báo gian dối để lây lan dịch bệnh cho người khác có thể bị xử lý hình sự về tội Làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người theo điều 240 Bộ luật hình sự 2015; mức phạt từ một đến 12 năm tù hoặc phạt tiền từ 50 đến 200 triệu đồng.

Không đeo khẩu trang nơi công cộng có bị phạt?

Bộ Y tế đã khuyến nghị cá nhân phải đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng. Đây được xác định là yêu cầu, hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền, cơ quan y tế.

Người bị dịch bệnh, không đeo khẩu trang mà làm lây lan nCoV còn có thể bị xử lý trách nhiệm hình sự về tội Làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người, điều 240 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Hành vi không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế sẽ bị xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đến 300.000 đồng theo điều 11 Nghị định 176/2013/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.

Nguồn tin: vnexpress.net

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây