Hai em bé trong vòng tay của người thân. Ảnh: TL
Thủ tục hành chính khá phức tạp
Ngày 9/12/2013 vừa qua, chị Hoàng Thị Kim Dung (Khu đô thị Pháp Vân, Hoàng Mai, Hà Nội) đã hạ sinh hai em bé khỏe mạnh và trở thành trường hợp đầu tiên ở nước ta sinh con bằng phương pháp thụ tinh ống nghiệm nhờ tinh trùng của người chồng đã mất.
Cách đây 3 năm, chồng chị Dung không may bị tử vong vì tai nạn đường sắt. Là người từng du học ở Pháp, chị Dung biết được thông tin: Các bác sỹ chuyên khoa sản có thể giúp chị lưu giữ mô chứa tinh trùng của chồng để sau này thực hiện ước nguyện sinh con với người quá cố. Chị đã chủ động liên lạc với TS Lê Vương Văn Vệ- Giám đốc Bệnh viện Nam học và hiếm muộn Hà Nội và được TS Vệ giúp lưu mô của chồng từ năm 2010.
TS Vệ cho biết: “Về mặt kỹ thuật, trường hợp sinh con của chị Dung không có gì quá khó, nhưng do hành lang pháp lý chưa có quy định cụ thể nên ít ai dám làm. Trước khi nhận lời giúp chị Dung, tôi đã đưa ra yêu cầu là tất cả các thành viên trong gia đình đều đồng ý và được cơ quan công an làm chứng thì mới thực hiện việc lấy mô chứa tinh trùng của người quá cố. Việc lưu giữ, bảo quản mô và tinh trùng, kể cả trứng của phụ nữ sẽ mở ra cơ hội cho những cặp vợ chồng chưa kịp có con khi 1 trong 2 người mắc bệnh hiểm nghèo hoặc đột ngột tử vong. Sau trường hợp của chị Dung, một số người đã đến bệnh viện xin gửi tinh trùnghoặc trứng. Tuy nhiên, bệnh viện cũng chưa biết phải giải quyết thế nào?”.
Chị Dung chia sẻ: “Quá trình tôi nhờ người đi liên hệ để các nhà khoa học lưu trữ tinh hoàn của chồng thì gặp các thủ tục hành chính khá phức tạp. Tôi nghĩ, nhiều người có nguyện vọng giống mình. Tôi mong muốn sau này luật pháp sẽ điều chỉnh, bổ sung, có những quy định đơn giản hơn để giúp đỡ những người trong hoàn cảnh tương tự...”.
16 bệnh viện có khả năng thực hiện kỹ thuật thụ tinh theo phương pháp khoa học
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến, một chuyên gia về hỗ trợ sinh sản bằng phương pháp khoa học cho biết, Việt Nam đã có nhiều ca lưu trữ tinh trùng sau khi qua đời, song đây là trường hợp đầu tiên sinh con lấy từ tinh trùng người đã mất. Tinh trùng có thời gian “sống” khá lâu, nếu được bảo quản, lưu trữ ở điều kiện đạt yêu cầu.
Theo ông Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế), hiện trên cả nước, Bộ Y tế đã cấp phép cho 16 bệnh viện có khả năng lưu giữ và làm kỹ thuật thụ tinh theo phương pháp khoa học. “Tôi thấy việc làm của chị Dung được cảm kích trong những ngày qua là do chị đã quyết định sinh con từ tinh trùng của người chồng đã mất. Đây là hành động nhân văn, ấm áp tình người, rất đáng được tôn vinh. Điều này chúng ta nên tôn trọng! Pháp luật không hề ngăn cản mong muốn chính đáng của con người”, ông Quang chia sẻ.
TS tâm lý Nguyễn Thị Kim Quý, cố vấn đường dây tư vấn và hỗ trợ trẻ em, Bộ LĐ,TB XH bày tỏ: “Đối với trẻ em, sinh ra không có bố bên cạnh đã là một điều rất thiệt thòi. Với một người như chị Dung, hẳn chị đã suy nghĩ rất kỹ trước khi quyết định sinh thêm con cho chồng dù anh ấy đã mất. Điều này thể hiện sự chung thủy, sự biết ơn của chị đối với chồng và cũng là câu chuyện tình lãng mạn. Có nhiều cách nhìn nhận, đánh giá nhưng chúng ta nên tôn trọng quyết định của chị Dung cũng như những phụ nữ có hoàn cảnh giống chị. Chị Dung rất can đảm và chắc chắn sẽ phải hy sinh rấtnhiều cho việc vừa làm bố vừa làm mẹ để nuôi dạy các con nên người...”.
Em bé mang họ bố khi đã có kết quả ADN Tôi đã được biết về trường hợp chị Hoàng Thị Kim Dung vừa sinh hai em bé từ tinh trùng của người chồng đã qua đời. Đây là một câu chuyện hết sức nhân văn, tôi đánh giá cao về tình cảm của chị ấy với người chồng. Trường hợp này, đứa trẻ không được sinh ra trong thời kỳ hôn nhân. Việc đầu tiên cần xác định về mặt khoa học là xem em bé có chính xác con của người bố đó hay không? Khi ấy mới có căn cứ để làm giấy khai sinh cũng như các thủ tục pháp lý khác về sau. Các cơ quan có thẩm quyền phải làm khai sinh để đảm bảo quyền lợi đối với đứa trẻ. Em bé sẽ vẫn mang họ bố, phần khai về người bố vẫn như bình thường khi đã có kết quả ADN chứng thực. Ngoài ra, Luật cũng có một cơ chế khác là người mẹ có thể đệ đơn, đề nghị tòa xác định bố cho con. Theo tôi, Luật pháp sau này sẽ phải bổ sung các vấn đề liên quan đến những trường hợp cụ thể như thế này. Luật sư Dương Kim Sơn – Giám đốc Công ty Luật TNHH TGT và Cộng sự - Đoàn Luật sư TP Hà Nội |
Theo Hoài Nam
Gia đình
Nguồn tin: Báo điện tử Dân Trí
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
<img alt="dsc00041" height="720" src="/uploads/photos/dsc00041.jpg" width="1280"...