Ảnh minh họa
Là quốc gia có số trường hợp mắc lao lớn, chiếm tới hơn 10% tổng số ca mắc lao trên toàn thế giới nhưng từ năm 2010, tỉ lệ mắc lao tại Trung Quốc đã giảm 57%so với tỉ lệ mắc lao của thập kỉ trước., vượt xa chỉ tiêu toàn cầu của WHO là giảm 50% số ca bệnh lao trước năm 2015.
Báo cáo trên tạp chí Lancet cho biết sự thành công này là do việc mở rộng qui mô của chương trình kiểm soát dịch bệnh tại cộng đồng. Theo đó, tỉ lệ các ca nhiễm lao được điều trị bởi chiến lược điều trị lao ngắn ngày có giám sát hoặc kiểm soát trực tiếp (nhân viên đến nhà bệnh nhân mỗi ngày trong vòng 6-9 tháng để đảm bảo bệnh nhân dùng đủ thuốc – DOTS - phương pháp được WHO khuyến nghị) đã tăng từ 15% trong năm 2000 lên 66% vào năm 2010.
Tiến sĩ Yu Wang, đến từ Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc tại Bắc Kinh cho biết: “Một trong những mục tiêu chống lao toàn cầu do Thành viên thuộc Chương trình chống lao toàn cầu đưa ra là giảm tỉ lệ mắc lao xuống còn 50% trong giai đoạn 1990-2015. Trung Quốc là đất nước đầu tiên đưa ra bài tính khả thi để đạt mục tiêu như vậy, và họ đã đạt được điều này sớm hơn 5 năm so với thời hạn mục tiêu đề ra”.
Giovanni Battista Migliori, Giám đốc hợp tác và phòng chống bệnh lao và phổi của WHO, cho biết: Các nước khác có thể học hỏi từ cách làm của Trung Quốc.
Được biết, lao vẫn còn là một vấn đề lớn ở nhiều quốc gia, bao gồm Ấn Độ, Nga và nhiều quốc gia châu Phi. Do vậy, chúng ta vẫn cần các công cụ chẩn đoán và điều trị tốt hơn.
Aaron Oxley, chương trình phòng chống lao Vương quốc Anh, nói: “Trung Quốc đã cho thấy mục tiêu sẽ đạt được khi cuộc chiến chống lại bệnh lao nhận được sự chú ý và nguồn lực thích hợp.Nhưng mỗi ngày vẫn có gần 4.000 người vẫn chết vì bệnh lao, và 3 triệu trường hợp nhiễm mới được chẩn đoán mỗi năm. Do vậy, chúng tôi vẫn còn một chặng đường dài để đi”.
Trần Hằng
Theo BBC
Nguồn tin: Báo điện tử Dân Trí
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
<img alt="dsc00041" height="720" src="/uploads/photos/dsc00041.jpg" width="1280"...