Trả lời phỏng vấn Bloomberg sau hội nghị các bộ trưởng quốc phòng ASEAN tại Malaysia, ông Ng cho biết ASEAN đã đưa ra cam kết tuân thủ quy tắc không ưu tiên dùng vũ lực trong các tranh chấp.
“Chúng tôi hy vọng họ (Ấn Độ) sẽ gia tăng hiện diện và can thiệp ở biển Đông. Điều này thực sự giúp củng cố lòng tin và tăng cường hiểu biết lẫn nhau”, ông Ng cho biết.
“Ấn Độ là một nước lớn và là quốc gia có sức ảnh hưởng”, bộ trưởng quốc phòng Singapore nói thêm.
Bloomberg cho hay, Bắc Kinh hiện tìm cách xây dựng một con đường giao thương trên biển băng qua Ấn Độ Dương sang châu Âu, một viễn cảnh khiến New Delhi lo lắng. Đề xuất của ông Ng được đưa ra sau khi Mỹ tuyên bố ủng hộ Nhật đóng vai trò lớn hơn tại biển Đông.
Chuẩn Đô đốc Robert Thomas, Tư lệnh Hạm đội 7 Hải quân Mỹ, hồi tháng 1 cho biết Mỹ sẽ hoan nghênh nếu Nhật cho máy bay tuần tra biển Đông, còn Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Gen Nakatani hồi tháng 2 tuyên bố Tokyo đang cân nhắc việc tuần tra trên không và trên biển ở khu vực này.
Việc Ấn Độ can thiệp mạnh hơn vào biển Đông có nguy cơ làm gia tăng căng thẳng giữa nước này với Trung Quốc, đồng thời sẽ làm phức tạp hóa nỗ lực tăng cường kiểm soát Ấn Độ Dương của New Delhi, theo nhận định của Bloomberg.
Thủ tướng Ấn Độ Narenda Modi đang bắt đầu củng cố lực lượng hải quân nhằm ngăn Trung Quốc thiết lập bàn đạp quân sự tại Ấn Độ Dương.
Chiến hạm Ấn Độ tập trận tại Vịnh Bengal - Ảnh: Reuters |
Ông Modi lo ngại Trung Quốc sẽ tăng cường hiện diện quân sự tại Ấn Độ Dương thông qua việc thiết lập căn cứ hải quân tại các cảng biển ở Ấn Độ Dương.
“Chúng tôi từng nói điều này với phía Ấn Độ, chúng tôi cảm thấy mình có lợi từ sự hiện diện của họ, từ tuyên bố của họ và chúng tôi sẽ tiếp tục cảm thấy vậy. Còn chuyện họ phản ứng như thế nào với các sự kiện ở Ấn Độ Dương là do họ quyết định”, Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng nói.
‘Trung Quốc phải giải thích hành động của mình’ Đề cập đến thông tin Trung Quốc xây đảo nhân tạo ở biển Đông, Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng. cho biết, Trung Quốc sẽ phải giải thích hành động của họ, cũng như lý giải cách họ tuân thủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) mà Bắc Kinh đã ký kết với ASEAN hồi năm 2002. |
Hoàng Uy
Nguồn tin: Báo Thanh Niên Online
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
<img alt="dsc00041" height="720" src="/uploads/photos/dsc00041.jpg" width="1280"...