Tại tọa đàm, các chuyên gia đã đưa ra các hướng dẫn giúp người tiêu dùng (NTD) nhận diện doanh nghiệp (DN) bán hàng đa cấp bất chính bằng các cách như sau:
(1) Người bán hàng thường yêu cầu người tham gia đặt cọc và phải mua lượng hàng hóa ban đầu hoặc trả tiền để tham gia vào mạng lưới của DN bán hàng đa cấp;
(2) Không cam kết mua lại hàng hóa trong thời gian luật định và không cam kết mua lại với giá tối thiểu 90% mức đã bán;
(3) Cho hưởng lợi ích kinh tế chủ yếu từ việc dụ dỗ người khác tham gia mạng lưới;
(4) Thông tin sai lệch về lợi ích tham gia mạng lưới và hàng hóa để dụ dỗ người khác bán hàng đa cấp;
(5) Lợi nhuận không phát sinh từ việc bán hàng mà chủ yếu từ việc tuyển dụng người tham gia;
(6) Khuyến khích, dạy người khác tuyển người bằng việc hứa trả tiền thưởng;
(7) Không quan tâm tới hàng hóa, hàng hóa chỉ để tượng trưng, không có giá trị sử dụng và khó tìm thấy để so sánh trên thị trường;
(8) Buộc và hối thúc người tham gia mua hàng mặc dù biết không bán được hàng gây rối NTD.
Mặc dù hiệp hội đã có nhiều cố gắng tổ chức các hội thảo, tọa đàm về khung pháp lý, thực trạng bán hàng đa cấp nhưng nhìn chung hoạt động này vẫn còn những bất cập, tạo hình ảnh xấu cho mô hình kinh doanh này và gây ảnh hưởng đến quyền lợi của NTD.
Tại tọa đàm, hiệp hội đã đề xuất Bộ Công Thương và các sở Công Thương địa phương cần tăng cường hoạt động quản lý thông qua việc siết chặt các chính sách, kiểm tra, giám sát và xử lý. Đồng thời mong muốn các phương tiện truyền thông góp sức chung tay cùng hiệp hội và các DN để hạn chế những điểm yếu trong bán hàng đa cấp.
Nguồn tin: Người Lao Động
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
<img alt="dsc00041" height="720" src="/uploads/photos/dsc00041.jpg" width="1280"...