Tiêu cực đã vào nhà trường

Chủ nhật - 27/01/2013 21:41 - Đã xem: 1112
Trách nhiệm quản lý Nhà nước về giáo dục ở địa phương còn nhiều bất cập, “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”, làm tiêu cực nảy sinh

Sau khi Thủ tướng Chính phủ có chỉ thị về triển khai kết luận của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT, ngày 23-1 tại Hà Nội, Bộ GD-ĐT đã tổ chức hội nghị triển khai chiến lược phát triển giáo dục và kết luận 51-KL/TW để lắng nghe ý kiến từ nhiều địa phương.

Sở GD-ĐT thiếu quyền

Ông Lê Văn Quý, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Điện Biên, cho rằng việc triển khai Nghị định 115 quy định trách nhiệm quản lý Nhà nước về giáo dục ở địa phương có quá nhiều bất cập. “Sở GD-ĐT thì chỉ đạo, quản lý về các hoạt động chuyên môn, còn UBND huyện thì quản lý về con người và ngân sách, dẫn đến hiện tượng “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”. Sở GD-ĐT muốn luân chuyển giáo viên cũng không được do không thuộc thẩm quyền, đi hay ở là do huyện. Việc tuyển dụng giáo viên vì thế mà nơi thừa vẫn thừa, nơi thiếu vẫn thiếu” - ông Quý nhấn mạnh.
 
Ông Lê Văn Quý, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Điện Biên: “Việc triển khai Nghị định 115 có quá nhiều bất cập”

Lãnh đạo Sở GD-ĐT tỉnh Nam Định cũng bức xúc: “Ngành giáo dục chịu trách nhiệm về chất lượng đào tạo nhưng lại không có quyền điều động giáo viên, tiền cũng không do ngành giáo dục quản lý mà phụ thuộc vào UBND huyện. Một giám đốc sở GD-ĐT khác cho biết nhiều lãnh đạo phòng GD-ĐT ở các huyện phàn nàn rằng một khi không được giao quyền tự chủ thì cũng đồng nghĩa với việc đừng mơ đến tự chịu trách nhiệm. Bất cập xảy ra ở các khâu, từ biên chế, tuyển chọn nguồn giáo viên... và đặc biệt là vấn đề tự chủ về tài chính, tái đầu tư cho cơ sở vật chất. “Việc tuyển dụng công chức giao cho UBND huyện thì đa phần chỉ tuyển ở địa phương mình mà không nhận con em nơi khác, tạo kẽ hở cho chuyện nể nang, quen biết” - giám đốc sở này nói thêm.

Nặng về hành chính

Ông Nguyễn Xuân Trạch, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Nông nghiệp, cho rằng sức ì nội tại lớn chính là một trong những cản trở quá trình đổi mới. “Sức ì này ở trong tư duy, nhận thức. Cũng có những cán bộ, giáo viên nhận thức sức ì đó nhưng không muốn đổi mới vì sợ mua dây buộc mình” - ông Trạch nói.

Theo ông Trạch, tiêu cực đã tràn vào nhà trường, việc tuyển dụng, đề bạt cán bộ còn nhiều bất cập. Ở cấp sau ĐH thường gọi là “học giả”. Mục đích của người học lúc này không phải là tích lũy kiến thức, kỹ năng mà là tích lũy bằng cấp. Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, cho biết trường này sẵn sàng cam kết về chất lượng đào tạo với xã hội nhưng hiện đang có tình trạng đánh đồng về bằng cấp mà việc đánh giá kết quả học tập ở các trường ĐH lại có sự chênh lệch nhau, trường đánh giá “chặt”, trường đánh giá “lỏng”. Do vậy, sinh viên ra trường gặp khó khăn khi đi xin việc.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận kêu gọi các hiệu trưởng tôn trọng thương hiệu, uy tín của trường mình cũng như chất lượng bằng cấp. “Bằng giỏi nhiều quá thì xã hội không tin. Chúng tôi đang cân nhắc có nên miễn thi cái này, cái khác với những người tốt nghiệp bằng giỏi hay không” - người đứng đầu ngành giáo dục nói.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho rằng những yếu kém của giáo dục là chưa tạo ra lợi thế cạnh tranh. “Chúng ta chưa hài lòng với chất lượng nhân lực mà nguyên nhân do tư duy giáo dục chậm đổi mới. Giáo dục còn nặng về hành chính, chưa tạo được sự chủ động, đòi hỏi từ bên trong của ngành giáo dục, đó chính là sức ì lớn” - Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Nhiều yếu kém trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2012
Báo cáo về tình hình thi cử, Bộ  GD-ĐT thừa nhận nhiều yếu kém trong việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2012, trong đó, công tác coi thi là một trong những khâu yếu kém nhất. Một số lượng đáng kể bài thi có kết quả công bố khác biệt so với kết quả chấm thẩm định của Bộ GD-ĐT, có nhiều bài thi công bố cao hơn từ 1-2, thậm chí 3 điểm so với đáp án, thang điểm.
 

Giao lưu trực tuyến “Cơ hội nào cho thí sinh?”

Vào 14 giờ ngày 24-1, chương trình “Đưa trường học đến thí sinh 2013” tiếp tục diễn ra với buổi giao lưu trực tuyến thứ 2 mang chủ đề “Tuyển sinh ĐH-CĐ 2013: Cơ hội nào cho thí sinh?” do Báo Người Lao Động phối hợp với Trường ĐH Kỹ thuật Công nghệ TPHCM (HUTECH) tổ chức.

Các chuyên gia tuyển sinh, hướng nghiệp sẽ giúp thí sinh nhìn nhận rõ hơn khả năng, sở thích của bản thân, từ đó cùng thí sinh chọn một ngành học phù hợp. Bên cạnh đó, đại diện các trường cũng tư vấn cho thí sinh những cơ hội trúng tuyển và các ngành học yêu thích, thủ tục đăng ký hồ sơ, mã ngành, khối thi, đợt thi… và những điểm mới cần lưu ý trong mùa tuyển sinh năm nay.

Bài và ảnh: YẾN ANH

Vừa qua có ý kiến của một số lãnh đạo sở giáo dục cho rằng từ khi triển khai Nghị định 115 của chính phủ quy định trách nhiệm quản lý Nhà nước về giáo dục ở địa phương còn nhiều bất cập, quy định trách nhiệm quản lý Nhà nước về giáo dục ở địa phương có quá nhiều bất cập. “Sở GD-ĐT thì chỉ đạo, quản lý về các hoạt động chuyên môn, còn UBND huyện thì quản lý về con người và ngân sách, dẫn đến hiện tượng “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”, làm tiêu cực nảy sinh. Việc đánh giá như vậy hết sức chủ quan, phiến diện; chúng ta đã biết trước đây ngành giáo dục từ hệ mầm non mẫu giáo, đến các cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông đều do Sở giáo dục các địa phương quản lý từ chuyên môn đến con người và ngân sách, nhưng trong thời gian đó Sở giáo dục không thể nào thực hiện đáp ứng được nhiệm vụ chính trị của mình, tình trạng nợ lương giáo viên, cơ sở vật chất trường học bị xuống cấp không kịp thời tu sửa và xây dựng mới, do không đủ phòng học nên liên tục xãy ra tình trạng học ca ba, rất khó khăn trong việc thực hiện chỉ tiêu xây dựng trường chuẩn quốc gia vì không có nguồn kinh phí để đầu tư; nhất là số lượng biên chế giáo viên trong toàn ngành quá lớn phải quản lý từ vài chục ngàn giáo viên đến hàng trăm ngàn giáo viên, nên không thể nào theo dõi quản lý chặc chẽ đội ngũ giáo viên dẫn đến giáo viên bị sai phạm không kịp thời xử lý theo quy định. Nhưng từ khi phân cấp cho các địa phương quản lý theo tinh thần Nghị định 115 của chính phủ đã có sự chuyển biến thay đổi không thể phủ nhận được, cụ thể các địa phương thực hiện chủ trương của chính phủ trong việc xã hội hóa có nhiều trường học tư thục các cấp học ra đời, các địa phương kịp thời xây dựng tu sửa các phòng học hàng năm nên không có tình trạng học ca ba, do địa phương tập trung đầu tư nên có nhiều trường đạt chuẩn quốc gia đúng theo tinh thần chỉ tiêu nghị quyết hội đồng nhân dân các cấp đề ra. Các địa phương nói chung đã kịp thời giải quyết các chế độ cho đội ngũ giáo viên như lương, phụ cấp thâm niên, phụ cấp ưu đãi vv… Do gần sát với các trường dưới dự tham mưu của Phòng giáo dục đào tạo đã nắm được tư tưởng trong đội ngũ giáo viên, thực hiện công tác luân chuyển bổ nhiệm Ban giám hiệu, giáo viên được kịp thời đúng thời gian quy định; tăng cường công tác thanh tra kiểm tra giám sát các trường học qua đó đã kịp thời uốn nắn các trường sai phạm về chế độ chính sách, lạm thu và xử lý kỷ luật đối với tập thể và cá nhân có vi phạm. Theo chủ trương của Chính phủ cần tiếp tục đẩy mạnh phân cấp cho các địa phương, do vậy việc triển khai Nghị định 115 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục ở địa phương là hết sức đúng đắn, cần nghiên cứu bổ sung thêm chức năng quản lý nhà nước về giáo dục ở địa phương nếu còn thiếu sót trong quá trình thực hiện.
MINH TRÍ

Nguồn tin: Người Lao Động

 Từ khóa: tiêu cực đã vào nhà trườngtrách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dụ, trống đánh xuôi, kèn thổi ngược, làm tiêu cực nảy sinhsau khi thủ tướng chính phủ có chỉ thị về tr, toàn diện gd-đt, ngày 23-1 tại hà nội, bộ gd-đt đã tổ chức hội nghị triển khai chiến lược phát triển giá, giám đốc sở gd-đt tỉnh điện biên, cho rằng việc triển khai nghị định 115 quy định trách nhiệm quản , quản lý về các hoạt động chuyên môn, còn ubnd huyện thì quản lý về con người và ngân sách, dẫn đến hiện tượng trống đánh xuôi, kèn thổi ngược sở gd-đt muốn luân chuyển giáo viên cũng không đượ, đi hay ở là do huyện việc tuyển dụng giáo viên vì thế mà nơi thừa, nơi thiếu vẫn thiếu ông quý nhấn mạnh ông lê văn quý, giám đốc sở gd-đt tỉnh điện biên: việc triển khai nghị định 1, tiền cũng không do ngành giáo dục quản lý mà phụ thuộc vào ubnd h, từ biên chế, tuyển chọn nguồn giáo viên và đặc biệt là vấn đề tự chủ về tài ch, tái đầu tư cho cơ sở vật chất việc tuyển dụng công chức giao cho , tạo kẽ hở cho chuyện nể nang, quen biết giám đốc sở này nói thêm nặng về hành chính ông nguyễn , phó hiệu trưởng trường đh nông nghiệp, cho rằng sức ì nội tại lớn chính là một trong những cản trở quá t, nhận thức cũng có những cán bộ, giáo viên nhận thức sức ì đó nhưng không muốn đổi mới vì sợ mua d, tiêu cực đã tràn vào nhà trường, việc tuyển dụng, đề bạt cán bộ còn nhiều bất cập ở cấp sau đh thường gọi là học gi, kỹ năng mà là tích lũy bằng cấp trong khi đó, ông nguyễn văn minh, hiệu trưởng trường đh sư phạm hà nội, cho biết trường này sẵn sàng cam kết về chất lượng đào tạo với xã, trường đánh giá chặt, trường đánh giá lỏng do vậy, sinh viên ra trường gặp khó khăn khi đi xin việc bộ trưởng bộ gd-, uy tín của trường mình cũng như chất lượng bằng cấp bằng giỏi nhi, cái khác với những người tốt nghiệp bằng giỏi hay không người đứn, chưa tạo được sự chủ động, đòi hỏi từ bên trong của ngành giáo dục, đó chính là sức ì lớn phó thủ tướng nhấn mạnh nhiều yếu kém trong, bộ gd-đt thừa nhận nhiều yếu kém trong việc tổ chức kỳ thi tốt ng, trong đó, công tác coi thi là một trong những khâu yếu kém nhất một số lượn, có nhiều bài thi công bố cao hơn từ 1-2, thậm chí 3 điểm so với đáp án, thang điểm giao lưu trực tuyến cơ hội nào cho thí sinh vào 14 giờ, chương trình đưa trường học đến thí sinh 2013 tiếp tục diễn ra vớ, hướng nghiệp sẽ giúp thí sinh nhìn nhận rõ hơn khả năng, sở thích của bản thân, từ đó cùng thí sinh chọn một ngành học phù hợp bên cạnh đó, đại diện các trường cũng tư vấn cho thí sinh những cơ hội trúng t, thủ tục đăng ký hồ sơ, mã ngành, khối thi, đợt thi và những điểm mới cần lưu ý trong mùa tuyển sinh năm nay , quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục ở địa phương có, làm tiêu cực nảy sinh việc đánh giá như vậy hết sức chủ quan, phiến diện chúng ta đã biết trước đây ngành giáo dục từ hệ mầm no, đến các cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông đều do sở giáo dục các địa phương quản lý từ , nhưng trong thời gian đó sở giáo dục không thể nào thực hiện đáp , tình trạng nợ lương giáo viên, cơ sở vật chất trường học bị xuống cấp không kịp thời tu sửa và x, do không đủ phòng học nên liên tục xãy ra tình trạng học ca ba, rất khó khăn trong việc thực hiện chỉ tiêu xây dựng trường chuẩn , nên không thể nào theo dõi quản lý chặc chẽ đội ngũ giáo viên dẫn, cụ thể các địa phương thực hiện chủ trương của chính phủ trong vi, các địa phương kịp thời xây dựng tu sửa các phòng học hàng năm nê, do địa phương tập trung đầu tư nên có nhiều trường đạt chuẩn quốc, phụ cấp thâm niên, phụ cấp ưu đãi vv do gần sát với các trường dưới dự tham mưu của , thực hiện công tác luân chuyển bổ nhiệm ban giám hiệu, giáo viên được kịp thời đúng thời gian quy định tăng cường công t, lạm thu và xử lý kỷ luật đối với tập thể và cá nhân có vi phạm th, do vậy việc triển khai nghị định 115 của chính phủ quy định trách, cần nghiên cứu bổ sung thêm chức năng quản lý nhà nước về giáo dụ
emc
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây