Hiện tượng tương tác giữa dược phẩm và thực phẩm xảy ra khi thực phẩm mà chúng ta ăn tác động lên những thành phần hoạt chất có trong thuốc đang sử dụng làm cho dược phẩm không thể hoạt động đúng chức năng vốn có của chúng. Sự tương tác giữa thực phẩm và dược phẩm có thể xảy ra cho dù đó là thuốc được kê toa (prescription) hoặc không cần kê toa (over - the - counter), chẳng hạn các loại kháng axít, một số vitamin, viên bổ sung sắt...
Đến bác sĩ khi sức khỏe gặp sự cố là chuyện đương nhiên, nhưng một số bệnh thông thường vẫn có thể được giải quyết nhanh gọn khi chỉ cần tiến vài bước vào bếp hay đến bên tủ lạnh.
Nhiều quốc gia, đặc biệt là ở Nam Mỹ và Trung Quốc có lịch sử lâu dài về việc sử dụng bột ớt cả trong thực phẩm và làm thuốc. Các hợp chất trong ớt có tác dụng đối với nhiều loại bệnh, bao gồm: gout, viêm họng, trĩ, buồn nôn, ợ nóng, sốt và cả đối với các bệnh bạch hầu.
Giải độc là một trong các chức năng sở trường của lá gan. Chất nào cũng thế, dù là hóa chất hay hoạt chất thiên nhiên đều phải được biến thể ở lá gan trước khi vào đường đào thải qua trục đường tiêu hóa hay tiết niệu.
Bạch tuộc còn được gọi là mực trùm. Bên cạnh tác dụng bồi bổ sức khỏe cực tốt cho những người bệnh mới ốm dậy và phụ nữ sau sinh, các món từ bạch tuộc còn là thức ăn khoái khẩu đối với nhiều người. Thịt bạch tuộc chỉ ngon khi vừa được câu về, phải còn sống hoặc vẫn còn tươi.
Một mẫu gừng trên tổng số 50 mẫu gừng được kiểm tra có dư lượng Aldicarb là 0,06ppm, cao hơn so với mức quy định của Uỷ ban Tiêu chuẩn thực phẩm Quốc tế (CODEX) (0.02ppm) và gấp 1,2 lần so với mức cho phép của EU và Nhật bản (0.05ppm).