Bệnh áp huyết cao: Nguyên nhân và cách điều trị

Thứ ba - 22/10/2013 09:39 - Đã xem: 969

Bệnh áp huyết cao: Nguyên nhân và cách điều trị

Áp huyết cao là gì?Áp huyết cao (hay còn gọi là cao huyết áp) là khi áp suất của máu đẩy vào thành mạch của máu lên quá cao, và có thể gây ra nguy hiểm đến mạch máu hay những cơ quan khác trong cơ thể. Nếu bạn có trị số máu cao, điều đó cũng chưa thể khẳng định là bạn có chứng cao máu. Sự chẩn đoán của chứng bệnh này phải được thường xuyên theo dõi với Bác sĩ hoặc qua những trung tâm Y tế. Đối với những người lớn tuổi, nếu chỉ số là 140/90 trở lên, thì được xác định là cao máu. Tuy nhiên, với những người có bệnh thận, tiểu đường, hoặc mập phì, thì chỉ số này sẽ thấp hơn : 130/80

Nguyên nhân bệnh cao huyết áp

Trong khoảng 10% trường hợp thì bệnh tăng huyết áp được gây ra bởi một bệnh khác (tăng huyết áp thứ phát). Ở những trường hợp này, khi bệnh chính được chữa khỏi thì huyết áp thường trở về bình thường. Nguyên nhân gây ra tăng huyết áp thứ phát bao gồm:

  • Bệnh thận mãn
  • U hoặc những bệnh khác về tuyến thượng thận.
  • Hẹp động mạch chủ bẩm sinh – có thể gây ra cao huyết áp ở cánh tay.
  • Có thai.
  • Sử dụng thuốc ngừa thai.
  • Nghiện rượu.
  • Bệnh của tuyến giáp.

Còn lại 90% trường hợp không tìm ra được nguyên nhân (được gọi là tăng huyết áp tiên phát). Mặc dù nguyên nhân chính chưa được biết đến nhưng người ta cũng nhận ra được một số yếu tố có thể góp phần gây ra tăng huyết áp

  • Tuổi tác: tuổi càng cao thì càng dễ bị tăng huyết áp đặc biệt là huyết áp tâm thu, do động mạch trở nên cứng hơn, nguyên nhân là do bệnh xơ cứng động mạch.
  • Tình trạng kinh tế xã hội: tăng huyết áp
  • cũng gặp nhiều hơn ở những nhóm người có trình độ giáo dục và kinh tế xã hội thấp.
  • Tiền sử gia đình (tính di truyền): bệnh tăng huyết áp có khuynh hướng di truyền theo gia đình.
  • Giới: thường thì nam giới dễ bị cao huyết áp hơn nữ. Điều này thay đổi theo tuổi tác và chủng tộc
  • Thừa cân (béo phì): Những người béo phì có nguy cơ bị cao huyết áp cao gấp từ 2 đến 6 lần những người có trọng lượng trong giới hạn bình thường.
  • Nhạy cảm với Natri (muối): một số người bị nhạy cảm với Natri (muối) do đó huyết áp của họ sẽ tăng cao nếu dùng muối.
  • Uống rượu: uống nhiều hơn 1 hay 2 ly rượu 1 ngày có thể làm tăng huyết áp đối với những người nhạy cảm với rượu.
  • Thuốc tránh thai (dùng bằng đường uống): một số phụ nữ dùng thuốc tránh thai có thể bị cao huyết áp.
  • Không tập thể dục: ngồi nhiều một chỗ có thể gây béo phì và tăng huyết áp.
  • Thuốc: một số loại thuốc, như amphetamine (thuốc kích thích), thuốc giảm cân, thuốc cảm và dị ứng  có thể làm tăng huyết áp.

Biểu hiện

  • Nhức đầu: Phía sau gáy hay trước trán, thường vào buổi sáng, đôi khi kéo dài cả ngày.
  • Chóng mặt: Cảm giác đi đứng không vững và hơi nặng đầu.
  • Mệt: Cảm giác nặng ở ngực, hơi khó thở.
  • Yếu liệt tay chân vài giây đến vài phút.
  • Chảy máu cam tái phát nhiều lần.
  • Ù tai, mất ngủ…

Điều trị cao huyết áp

  • Nếu bị béo phì, nên áp dụng chế độ ăn giảm cân: ít đường, ít mỡ, nhiều chất đạm và chất xơ rau quả, trái cây.
  • Nên ăn nhạt, không ăn quá 1 muỗng cà- phê muối mỗi ngày. Lượng muối này bao gồm cả lượng muối được nêm trong thức ăn và nước chấm.
  • Nên ăn chất đạm có nguồn gốc từ cá và thực vật hơn là các loại thịt heo, bò, gà…
  • Không nên ăn quá ngọt ngay cả khi không bị tiểu đường…
  • Hạn chế ăn mỡ động vật và dầu dừa. Tốt nhất là dùng dầu ô- liu, dầu hướng dương, dầu mè, dầu đậu nành.
  • Nên ăn nhiều rau cải, trái cây để cung cấp nhiều chất khoáng, vitamin và chất xơ.
  • Ngừng hoặc hạn chế uống nhiều rựơu.
  • Bỏ hẳn hút thuốc lá.
  • Giữ nếp sinh hoạt điều độ, ổn định. Tránh trạng thái căng thẳng, xúc động, lo âu.
  • Rèn luyện thân thể thường xuyên: tập thể dục đều đặn ít nhất 45 phút mỗi ngày, 3 lần trong một tuần nhưng không nên gắng sức.

Chế độ dinh dưỡng cho người cao huyết áp

-   Cần tây: Dùng loại càng tươi càng ốt, rửa thật sạch, giã nát rồi ép lấy nước (nếu có máy ép thì càng tốt). Chế thêm một chút mật ong, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 40ml. Nước ép cần tây có tác dụng làm giãn mạch, lợi niệu và hạ huyết áp.

-   Cải cúc: Có hương thơm đặc biệt, chứa nhiều acid amin và tinh dầu, có tác dụng làm thanh sáng đầu óc và hạ huyết áp, đặc biệt cải cúc thích hợp với những người bị cao huyết áp có kèm theo đau và nặng đầu. Bạn nên dùng làm rau ăn hàng ngày hoặc ép lấy nước cốt uống, mỗi ngày chừng 50ml, chia 2 lần sáng, chiều.

-   Rau muống: Chứa nhiều canxi, rất có lợi cho việc duy trì áp lực thẩm thấu của thành mạch và huyết áp trong giới hạn bình thường.

-   Cà chua: có công dụng thanh nhiệt giải độc, lương huyết bình can và hạ huyết áp. Nếu ăn thường xuyên mỗi ngày 1- 2 quả cà chua sống sẽ có khả năng phòng chống cao huyết áp rất tốt, đặc biệt là khi có biến chứng xuất huyết đáy mắt.

-    Cà tím: là thực phẩm rất giàu vitamin P, giúp cho thành mạch máu được mềm mại, dự phòng tích cực tình trạng rối loạn vi tuần hoàn huyết ápy gặp ở những người bị cao huyết áp và các bệnh lý tim mạch khác.

-   Cà rốt: Có tác dụng làm mềm thành mạch, điều chỉnh rối loạn lipid máu và ổn định huyết áp. Nên dùng dạng tươi, rửa sạch, ép lấy nước uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần chừng 50ml.

-   Hành tây: trong thành phần không chứa chất béo, có khả năng làm giảm sức cản ngoại vi, đối kháng với tác dụng làm tăng huyết áp của catecholamine, duy trì sự ổn định của quá trình bài tiết muối natri trong cơ thể nên làm giảm huyết áp. Ngoài ra, vỏ hành tây còn chứa nhiều rutin rất có lợi cho việc làm vững bền thành mạch, dự phòng tai biến xuất huyết não.

-   Nấm hương và nấm rơm: là những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng nhưng lại có khả năng phòng chống xơ vữa động mạch và hạ huyết áp, rất thích hợp cho những người bị cao huyết áp vào mùa hè – thu.

Bệnh áp huyết cao: Nguyên nhân và cách điều trị

-   Mộc nhĩ: mộc nhĩ đen hay mộc nhĩ trắng đều là những thực phẩm rất có lợi cho người bị cao huyết áp. Hàng ngày, bạn có thể dùng mộc nhĩ trắng 10g hoặc mộc nhĩ đen 6g, đem nấu nhừ rồi chế thêm 10g đường phèn ăn trong ngày. Khi có biến chứng xuất huyết đáy mắt thì đây là loại thức ăn lý tưởng.

-   Tỏi: có công dụng hạ mỡ máu và hạ huyết áp. Hàng ngày nếu kiên trì ăn đều đặn 2 tép tỏi sống hoặc đã ngâm giấm, hãy uống 5ml giấm ngâm tỏi thì có thể duy trì huyết áp ổn định ở mức bình thường.

-   Đậu Hà Lan và đậu xanh: là loại thực phẩm rất có lợi cho người bị cao huyết áp. Hàng ngày bạn nên dùng một nắm giá đậu Hà Lan, rửa sạch rồi ép lấy nước uống hoặc dùng làm rau ăn thường xuyên. Kinh nghiệm dân gian thường dùng đậu xanh hầm với hải đới hoặc đậu xanh và vừng đen sao thơm, tán bột ăn mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 50g để phòng chống cao huyết áp.

-   Sữa đậu nành: là đồ uống lý tưởng cho người bị cao huyết áp, có công dụng phòng chống xơ vữa động mạch, điều chỉnh rối loạn lipid máu và hạ huyết áp. Mỗi ngày, bạn nên dùng 1.000ml sữa đậu nành pha với 100g đường trắng, chia uống vài lần trong ngày.

-   Táo: là loại táo to nhập từ Trung Quốc và các nước châu Âu, chứa nhiều kali có thể kết hợp với lượng natri dư thừa để đào thải ra bên ngoài, giúp cho cơ thể duy trì huyết áp ở mức bình thường. Mỗi ngày, bạn nên ăn 3 quả hoặc ép lấy nước uống 3 lần, mỗi lần chừng 50ml.

Ngoài ra, việc ăn thêm lê, chuối tiêu, dưa hấu, dưa chuột, nho, mã thầy, vừng, hạt sen, ngó sen, củ cải, đậu tương, cải xanh, bắp cải, dầu thực vật, trà tâm sen… đều rất tốt cho những người bị cao huyết áp. Người huyết áp cao nên hạn chế dùng một số thực phẩm như: lòng đỏ trứng, não, gan, thịt dê, thận lợn, mỡ động vật, rượu trắng, dưa hoặc cà muối mặn, thuốc lá, cà phê, trà đặc, hạt tiêu, ớt, gừng…

Nguồn tin: caongua.com

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây