“Rất may mắn là anh Đ. đã được cứu sống mà không gặp di chứng nào về não. Sau 6 ngày điều trị, anh đã hoàn toàn tỉnh táo và hiện vẫn lưu lại BV để được tiếp tục theo dõi chứng viêm phổi. Theo thân nhân kể lại, sáng hôm đó, Đ. cược với một người bạn xem ai lặn lâu hơn. Thấy anh ta lặn thật lâu mà không nổi lên, người trên bờ sinh nghi và lao xuống tìm cứu. Thời gian khá lâu, nếu trễ hơn chút nữa thì nạn nhân đã có thể mất mạng…” - BS Quang cho biết.
Ông Quang lưu ý thường người ta chỉ cảnh giác với sông, suối nhưng lại chủ quan khi ở hồ bơi vì thấy có vẻ an toàn, lại có nhân viên túc trực… Vì vậy, theo ông, cha mẹ dẫn con nhỏ đi chơi cần phải canh chừng cẩn thận.
BS chuyên khoa II Nguyễn Minh Tiến, Trưởng Khoa Hồi sức tích cực - chống độc BV Nhi Đồng 1, cho biết BV từng tiếp nhận các em bị đuối nước do tắm ở hồ bơi. Nếu việc cấp cứu chậm trễ, không được sơ cứu ngay và đúng cách tại hiện trường thì thời gian ngưng tim, ngưng thở lâu có thể gây thiếu ôxy não, để lại di chứng não dù cho nạn nhân đã được cứu sống.
Các BS lưu ý khi đi bơi lội, mọi người nên cẩn thận với những loại hồ có độ dốc, nước sâu hơn chiều cao bản thân. Đồng thời, cần tuân theo các chỉ dẫn an toàn tại hồ và không nên bơi lội khi chưa thực hiện các động tác khởi động cần thiết.
Một lưu ý khác của BS là thời gian nín thở dưới nước của một người bình thường chỉ chưa đầy 1 phút. Vì thế, khi thấy ai đó ở dưới nước quá lâu, người xung quanh nên lập tức ứng cứu hoặc gọi lực lượng cứu nạn.
Nguồn tin: Người Lao Động
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
<img alt="dsc00041" height="720" src="/uploads/photos/dsc00041.jpg" width="1280"...