Trung Quốc kéo giàn khoan thứ hai vào biển Đông

Thứ năm - 19/06/2014 22:18 - Đã xem: 1096
Trang web của Cục Hải sự Trung Quốc ngày 17-6 thông báo từ ngày 18 đến 20-6, tàu kéo Đức Gia (De Jia) kéo giàn khoan Nam Hải số 9 (Nan Hai Jiu Hao) vào biển Đông. Chiều dài dây kéo là 600 m, tốc độ giàn khoan khoảng 4 hải lý/ giờ.

Theo báo Phượng Hoàng (Hồng Kông), giàn khoan Nam Hải số 9 là loại nửa chìm nửa nổi và cũng thuộc Tập đoàn Dầu khí hải dương Trung Quốc (CNOOC). Cũng theo đồ họa của báo này, tọa độ hạ giàn khoan Nam Hải số 9 nằm trong khu vực cửa Nam vịnh Bắc Bộ và còn gần bờ biển Việt Nam hơn cả Hải Dương 981 (Haiyang Shiyou 981).

 

Giàn khoan Nam Hải số 9 có thể nằm gần bờ biển Việt Nam hơn nữa. Nguồn: Phượng Hoàng
Giàn khoan Nam Hải số 9 có thể nằm gần bờ biển Việt Nam hơn nữa. Nguồn: Phượng Hoàng

 

Như vậy là trong khi Hải Dương 981 chưa rút khỏi vùng biển Việt Nam, Trung Quốc lại ngang ngược kéo tiếp giàn khoan thứ hai vào biển Đông. Không chỉ vậy, Trung Quốc còn đang hoàn thiện 3 giàn khoan hiện đại khác, cho thấy tham vọng của Bắc Kinh đối với biển Đông là vô đáy!

Theo báo mạng Hải Dương, tháng 10-2013, Công ty TNHH Cổ phần dịch vụ mỏ dầu Trung Hải (COSL), Công ty TNHH Công trình Hải Dương (thuộc Tập đoàn Công nghiệp nặng đóng tàu Đại Liên) và Công ty TNHH Công nghiệp nặng Thâm Quyến lần lượt ký hợp đồng đóng thêm 3 giàn khoan dầu mới là Hải Dương 982, 943 và 944 với tổng trị giá 6,65 tỉ nhân dân tệ.

Giàn khoan Hải Dương 982 tương tự 981 nhưng có cải tiến, đáp ứng được mọi điều kiện khí hậu khắc nghiệt nhất trên biển. Cụ thể, giàn khoan Hải Dương 982 được thiết kế phù hợp hoạt động ở độ sâu tới 1.524 m trên mọi vùng biển, khoan sâu tối đa tới 9.144 m, định vị bằng hệ thống định vị động lực thế hệ 3 (DP3). Theo kế hoạch, giàn khoan 982 sẽ được bàn giao cho CNOOC vào tháng 8-2016.

Ngoài ra, các giàn khoan tự nâng 943 và 944 dự kiến được bàn giao lần lượt trong tháng 9 và tháng 10-2015. Trang mạng Trung Quốc (china.com.cn) dẫn lời Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc điều hành COSL Lý Dũng cho biết 3 giàn khoan mới này sẽ giúp COSL nâng cao năng lực tác nghiệp ở khu vực nước sâu và vùng biển đặc thù.

 

Giàn khoan Nam Hai Jiu Hao. Ảnh: shipspotting.com

Giàn khoan Nan Hai Jiu Hao. Ảnh: shipspotting.com

 

Những kế hoạch nêu trên càng vạch trần âm mưu độc chiếm nguồn năng lượng ở biển Đông của Trung Quốc. Với Hải Dương 981, Trung Quốc đã bị tố cáo có âm mưu sử dụng giàn khoan làm "lãnh thổ di động" để củng cố các yêu sách chủ quyền phi lý trên biển Đông.

Hải Ngọc (Phượng Hoàng, msa.gov.cn)

Nguồn tin: Người Lao Động

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây