Ngày 4/7, Đà Lạt cũng đã công bố chính thức quyết định của Thủ tướng chính phủ về việc quy hoạch lại thành phố.
Theo quy hoạch điều chỉnh, Đà Lạt được xây dựng thành đô thị hiện đại, đẳng cấp quốc tế, đủ điều kiện trở thành đô thị loại I trực thuộc Trung ương.
ThS.KTS Thierry Hoau, Trưởng nhóm chuyên gia người Pháp, Đà Lạt sẽ được mở rộng đến gần 336.000 ha, tức gấp 8,5 lần diện tích hiện tại, dân số 700.000-750.000 người. Việc mở rộng sẽ bao gồm diện tích huyện Lạc Dương, Đức Trọng, Đơn Dương và một phần huyện Lâm Hà.
Lý do được tỉnh Lâm Đồng và các chuyên gia đưa ra là chọn những vùng có những nét tương đồng về khí hậu, thổ nhưỡng với Đà Lạt hiện hữu.
|
Xây dựng Đà Lạt rộng thêm 8,5 diện tích hiện tại |
Cũng theo đề án, những vùng được chọn sáp nhập vào TP Đà Lạt trong tương lai có độ cao từ 800 m trở lên so với mặt nước biển. Đà Lạt sẽ là thành phố đặc thù về khí hậu, cảnh quan thiên nhiên, bảo tồn di sản kiến trúc và mang tầm lịch sử cấp quốc gia.
Thành phố này sẽ có 6 lĩnh vực phát triển chính là Trung tâm thương mại; nông nghiệp công nghệ cao; du lịch sinh thái... Các thị trấn và khu thị tứ của các huyện hiện tại mà tương lai sẽ sát nhập trở thành những đô thị vệ tinh.
Khu vực trung tâm TP Đà Lạt sẽ được cải tạo để xứng tầm là một trung tâm kết nối quan trọng của các đô thị vệ tinh, đồng thời có tầm ảnh hưởng của vùng và xứng tầm là một đô thị lớn của quốc gia.
Từ năm 2010, tỉnh Lâm Đồng và Bộ Xây dựng đã trình chính phủ về đồ án quy họach đô thị Đà Lạt. Tỉnh Lâm Đồng cũng có động thái lấy ý kiến người dân về việc này nhưng chưa được sự nhất trí. Sau đó, tỉnh được Thủ tưởng cho phép mời chuyên gia nước ngoài tham gia lập đồ án quy hoạch.
Hệ thống công viên chuyên đề, công viên rừng, công viên thành phố, công viên cảnh quan dọc theo các tuyến mặt nước (với tổng diện tích hàng ngàn héc ta) cùng với các thung lũng nông nghiệp sinh thái đô thị góp phần tạo nên cấu trúc cảnh quan đặc thù của Đà Lạt.
Ông Nguyễn Xuân Tiến, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng, nhấn mạnh việc điều chỉnh quy hoạch dựa trên chiến lược phát triển hệ thống đô thị của Việt Nam; Quy hoạch vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Nghị quyết của Tỉnh ủy Lâm Đồng về phát triển thành phố Đà Lạt.
Mục tiêu chủ yếu là phát triển thành phố Đà Lạt nhanh và bền vững, hướng đến một thanh phố văn minh, thân thiện, đặc thù theo chuỗi đô thị với mô hình: thành phố trong rừng, rừng trong thành phố.
Đà Lạt đã trải qua quá trình hơn 120 năm hình thành và phát triển, hiện là thành phố đô thị loại I, thủ phủ tỉnh Lâm Đồng với quy mô trên 3.359km2. Đà Lạt và vùng phụ cận có tính chất là trung tâm hành chính-chính trị, kinh tế-văn hóa, khoa học-kỹ thuật của tỉnh Lâm Đồng; là trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cao cấp và du lịch văn hóa di sản tầm quốc gia, khu vực và quốc tế. Trung tâm nghiên cứu khoa học, giáo dục-đào tạo và chuyển giao công nghệ đa ngành cấp quốc gia; trung tâm bảo tồn rừng cảnh quan và đa dạng sinh học cấp quốc gia; trung tâm thương mại dịch vụ, hội chợ triển lãm; trung tâm văn hóa-nghệ thuật, thể dục thể thao và giải trí cấp vùng; có vị trí quan trọng về quốc phòng an ninh đối với khu vực Tây Nguyên và cả nước. |
Thái Linh (Tổng hợp)
Nguồn tin: baodatviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
<img alt="dsc00041" height="720" src="/uploads/photos/dsc00041.jpg" width="1280"...