Trước nay, Tân Cương luôn là vùng đệm chiến lược bảo vệ các lợi ích quan trọng cũng như định hình chính sách của Trung Quốc. Từng là một phần của “con đường tơ lụa” nhờ là tuyến đường bộ lớn duy nhất nối Trung Quốc với lục địa Á - Âu, ngày nay, vai trò của Tân Cương càng quan trọng khi Trung Quốc mở rộng các quan hệ năng lượng và thương mại với Trung Á.
Trang tin Sohu cho rằng cần đặc biệt lưu ý vai trò của Mỹ ở Tân Cương. Với vị trí cực kỳ chiến lược ở trung tâm lục địa Á - Âu, Tân Cương là khu vực mà Mỹ có thể gây ảnh hưởng để ngăn chặn Nga và Trung Quốc tiếp cận Ấn Độ Dương. Chính vì vậy, Trung Quốc nhiều lần tố cáo Mỹ bênh vực phần tử ly khai, gây chia rẽ nội bộ nước này.
Vụ tấn công sáng 22-5 tại Tân Cương làm 31 người thiệt mạng. Ảnh: WEIBO
Một số diễn đàn Trung Quốc cho rằng sự ghẻ lạnh sắc tộc leo thang lên xung đột sắc tộc rồi dần dần trở thành thù hận đã khuấy đảo Tân Cương. Dù Bắc Kinh áp dụng một số chính sách ưu đãi đối với người dân tộc thiểu số nhưng không bù đắp nổi thực tế của sự phân biệt đối xử.
Nhiều cư dân mạng Trung Quốc không mấy hy vọng Tân Cương sẽ yên ổn dù chính quyền đã rất nhiều lần thắt chặt an ninh. Theo Tân Hoa Xã, phát biểu tại một cuộc họp Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc cuối tháng 4-2014, ông Tập Cận Bình nhấn mạnh quyết tâm “dập tắt những hành động táo tợn của khủng bố”, kể cả áp dụng những biện pháp kiểm soát các nhóm dân tộc thiểu số gắt gao hơn.
Trong năm 2013, Tân Cương có hơn 100 người chết vì bạo lực. Một khu tự trị khác là Tây Tạng cũng bất ổn với hơn 120 người tự thiêu kể từ năm 2009 đến nay để phản đối chính quyền Bắc Kinh, đồng thời kêu gọi nhà lãnh đạo tinh thần của Phật giáo Tây Tạng Đạt Lai Lạt Ma trở về. Trung Quốc tuyên bố hành động tự thiêu là “khủng bố” và hầu hết những người trên chết vì vết thương quá nặng.
Nguồn tin: Người Lao Động
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
<img alt="dsc00041" height="720" src="/uploads/photos/dsc00041.jpg" width="1280"...