|
Theo Nhân dân Nhật báo (Trung Quốc), đại tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, trong chuyến sang thăm Việt Nam vừa qua (13 - 16.8) đã tiết lộ, Mỹ trong tương lai gần sẽ thảo luận về quy định hủy bỏ lệnh cấm vũ khí sát thương đối với Việt Nam.
Chuyên gia quân sự Trung Quốc Đỗ Văn Long trao đổi với Đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV, cho biết Việt Nam cần vũ khí tấn công nhằm tăng cường uy lực cả trên không phận lẫn trên hải phận. Phó viện trưởng Viện nghiên cứu quốc tế Trung Quốc Nguyễn Tông Trạch cũng thừa nhận, sự tăng cường quan hệ nồng ấm trong quan hệ quân sự hai nước Mỹ - Việt đã chứng tỏ Mỹ đã "dấn sâu hơn" vào vấn đề biển Đông.
Việt Nam tìm kiếm vũ khí từ Mỹ
Tờ báo trên cũng cho rằng lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam đã trải qua một quá trình từ thắt chặt tới nới lỏng hơn. Việc cấm vận vũ khí này của Mỹ khởi đầu từ khi chính quyền miền Nam Việt Nam sụp đổ năm 1975.
Năm 1984, Washington chính thức ban bố lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam. Tuy nhiên mấy năm gần đây thái độ của Mỹ khi thực thi lệnh trên rõ ràng đã có chuyển biến mềm hóa rõ rệt. Có thể thấy rõ nhất những thay đổi của Mỹ về vấn đề này trong năm 2007. Chính quyền Bush khi sửa đổi điều lệ mậu dịch vũ khí quốc tế đã cho phép bán các loại vũ khí phi sát thương cho Việt Nam, chỉ hạn chế các hạng mục vũ khí sát thương. Nếu Mỹ lần này “giải phóng” một phần lệnh cấm vận cũ thì ắt sẽ nới lỏng việc xuất khẩu vũ khí sang Việt Nam, theo Nhân dân Nhật báo.
Chuyên gia Đỗ Văn Long cho rằng Việt Nam sẽ cần có 2 loại vũ khí: 1 - Loại vũ khí có khả năng phòng vệ và cũng đem lại lợi ích. 2 - Loại vũ khí có thể nâng cao uy lực của mình đối với các nước xung quanh về cả không phận lẫn hải phận, mà chủ yếu là những trang bị vũ khí có tính chiến đấu.
Ông Đỗ nhận xét phần lớn máy bay trực thăng mà Việt Nam hiện đang sử dụng đều là máy bay trực thăng UH-1 của Mỹ mà Việt Nam đã giành được từ sau chiến tranh Việt Nam. Nếu Việt Nam sử dụng máy bay chiến đấu A-10 và trực thăng vũ trang Apache thì khả năng kiểm soát không phận ở tầm thấp của Việt Nam sẽ được nâng cao, đồng thời cũng nâng cao được năng lực quan sát mục tiêu ở hải phận xung quanh.
Ngoài ra Việt Nam cũng rất cần ít nhất hai tàu chiến đổ bộ nhằm tăng cường để nâng cao năng lực tác chiến. Nếu có được hai tàu chiến Wasp dù loại dùng rồi, hoặc tàu chiến thông dụng khác có trang bị vũ khí, thì năng lực bảo vệ, có lợi ích và năng lực tấn công của Việt Nam cũng tăng lên.
Việt Nam cũng có thể đặt mua ra-đa, thông qua mạng giám sát trinh thám ở phạm vi rộng, nâng cao được năng lực trinh sát không phận tầm trung và trên hải phận thuộc khu vực biển Đông.
Mỹ sẽ tăng cường can thiệp vấn đề biển Đông
Từ Kim Ngọc, tác giả bài báo trên Nhân dân Nhật báo cũng xác nhận ông Nguyễn Tông Trạch cho rằng quan hệ quân sự Việt - Mỹ nồng ấm có ý nghĩa rằng Mỹ đã bắt đầu can thiệp sâu vào khu vực Đông Dương.
Ông Nguyễn Tông Trạch chỉ ra rằng, trong cuộc họp các Ngoại trưởng Asean vừa qua, Mỹ đã chính thức đề ra 3 ý kiến hòng “đóng băng hành động biển Đông”. Giờ đây Mỹ cố tình giữ chặt Việt Nam để tăng cường sức mạnh can thiệp trên biển Đông.
“Thực lực quân sự và thực lực kinh tế của Việt Nam thuộc hàng đầu các nước Đông Nam Á, hơn nữa Việt Nam lại chiếm vị trí địa chính trị quan trọng ở bán đảo Đông Nam Á. Mỹ càng tiếp cận Việt Nam thì e rằng Mỹ càng có ý đồ can thiệp sâu hơn vào vấn đề biển Đông", ông Nguyễn nhận định.
Lucy Nguyễn
Nguồn tin: thanhhanh Niên Online
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
<img alt="dsc00041" height="720" src="/uploads/photos/dsc00041.jpg" width="1280"...