Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Phó thủ tướng nhấn mạnh, chủ đề của năm ATGT 2013 là “Nâng cao tinh thần trách nhiệm của người thực thi công vụ và ý thức tự giác của người tham gia giao thông”, mục tiêu đặt ra là giảm từ 5-10% số vụ, số người chết và bị thương vì TNGT; tiếp tục cải thiện tình trạng ùn tắc giao thông tại Hà Nội và TP.HCM. Chính phủ cũng giao các bộ ngành liên quan khẩn trương hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy.
|
Theo đó, Bộ Công an hoàn thiện quy định xử lý hành vi chống người thi hành công vụ. Bộ Công an phối hợp Bộ Tài chính sớm đưa ra hình thức xử phạt thông qua tài khoản ngân hàng. Bộ Tài chính phối hợp các bộ ngành liên quan hoàn thiện văn bản hướng dẫn việc thu, nộp tiền phạt, quản lý và sử dụng tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy, trong đó lưu ý phần trích lại nhằm cải thiện đời sống cho chính lực lượng chức năng trực tiếp làm nhiệm vụ kiểm tra, xử lý vi phạm...
Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng cho biết năm 2012 cả nước có 40 tỉnh, TP giảm trên 10% số người chết vì TNGT; 10 tỉnh, thành có số người chết vì TNGT giảm từ 5 đến dưới 10%... Theo Bộ GTVT, đã có nhiều đổi mới trong bảo đảm ATGT, như một số địa phương gắn trách nhiệm người đứng đầu với việc đảm bảo ATGT như Bắc Ninh, Quảng Ninh, Quảng Ngãi, Sơn La...
Nhiều địa phương đã ban hành quy định nghiêm cấm cán bộ công nhân viên chức uống rượu, bia trong giờ làm việc và buổi trưa các ngày làm việc như Hà Nội, Hà Tĩnh, TP.HCM, An Giang, Bắc Giang... Hà Nội được đánh giá là một trong những địa phương đi đầu trong đảm bảo trật tự ATGT với nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả, trong đó có việc triển khai các tổ công tác đặc biệt 141. Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá đây là những cách làm hay mà các địa phương khác trong cả nước nên học tập thực hiện.
SẼ XỬ PHẠT VI PHẠM GIAO THÔNG QUA TÀI KHỎAN NGÂN HÀNG CÓ TẠO THUẬN LỢI CHO NGƯỜI DÂN VÀ CHỐNG TIÊU CỰC HAY KHÔNG ?
Hiện nay, theo quy định người vi phạm luật giao thông sẽ bị Cảnh sát giao thông ra quyết định xử phạt hành chính và tạm giữ bằng lái xe ô tô, cà vẹt xe . Sau khi thực hiện nghĩa vụ tài chính nộp tiền phạt tại kho bạc nhà nước thì Cảnh sát giao thông mới trả lại các giấy tờ đã giữ cho người có hành vi vi phạm giao thông. Sắp tới sẽ xử phạt vi phạm giao thông qua tài khỏan ngân hàng, như vậy trước đây người vi phạm phải nộp tiền phạt tại kho bạc nhà nước thì bây giờ nộp tại ngân hàng bằng tiền mặt hoặc trích tài khỏan cá nhân tại ngân hàng(nếu có) để nộp phạt, về bản chất không thay đổi gì. Thực tế hiện nay người tham gia giao thông khi có công việc phải đi xa, lỡ vi phạm an toàn giao thông đều mong muốn được xử lý để được đi ngay để lo công việc của mình, trong khi đó phải nộp tiền vào Kho bạc nhà nước nay tại Ngân hàng địa điểm thì khá xa , nhiều khi trúng vào ngày nghỉ lễ tết hoặc ngày thứ bảy, chủ nhật cũng rất khó cho việc nộp tiền phạt, vì thế nhiều lái xe sẽ tìm mọi cách đưa hối lộ cho cảnh sát giao thông để được đi ngay thay vì phải đến kho bạc để nộp phạt. Để tránh việc tiêu cực có thể xãy ra, đề nghị Bộ Tài chính nên phát hành biên lai có giá trị như tiền , mệnh giá lớn nhỏ tùy thuộc quy định mức phạt hiện nay theo Nghị định số 71/2012/NĐ-CP của Chính phủ , có thể lực lượng Cảnh sát giao thông đang thi hành nhiệm vụ phân công một người làm công việc thủ qũy, nhận biên lai có giá trị như tiền tại cơ quan tài chính và có nhiệm vụ thu tiền xử phạt đưa cho người vi phạm biên lai có giá trị như tiền tương ứng với số tiền bị phạt theo quyết định xử phạt, đồng thời có trách nhiệm thanh quyết toán với cơ quan tài chính và kịp thời nộp vào kho bạc số tiền đã phạt trong ngày. Có như vậy sẽ hạn chế tiêu cực đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho người và phương tiện tham gia giao thông.
MINH TRÍ
Mai Hà
Nguồn tin: Báo Thanh Niên Online
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
<img alt="dsc00041" height="720" src="/uploads/photos/dsc00041.jpg" width="1280"...