Theo báo cáo của Công ty nhôm Lâm Đồng, kể từ 1.10.2013, toàn bộ dây chuyền của nhà máy đã có CBCNV của Cty vận hành; tiêu hao nguyên nhiên vật liệu để sản xuất 1 tấn alumin đã theo thiết kế; chất lượng sản phẩm được nâng lên so với thời điểm nhận bàn giao. Giá sản phẩm alumin hiện được các đối tác chấp nhận giá ở mức khoảng 320-330USD/tấn.
Kết quả bước đầu của dự án đang cho thấy những biểu hiện khá tích cực, hiệu quả dự án có triển vọng tốt. Những tín hiệu cho thấy thị trường nhôm đang có dấu hiệu tích cực, giá nhôm đang nhích lên qua từng quý.
Công tác môi trường được đặc biệt chú trọng khi chủ đầu tư thực hiện quan trắc, kiểm tra thường xuyên, đảm bảo các thông số môi trường dưới ngưỡng cho phép. Trong khai thác mỏ, tuân thủ đúng công nghệ khai thác.
Vấn đề vận chuyển than, xút, sản phẩm alumin được thực hiện đúng như kế hoạch. Cung độ vận chuyển từ nhà máy đến cảng Gò Dầu hiện khoảng 210km, lưu lượng vận chuyển hàng hóa của các xe dự án hiện chỉ chiếm khoảng 2% so với lưu lượng trên quốc lộ 20 và 1% trên quốc lộ 51.
Bộ GTVT cũng đã lắp đặt trạm cân tại đèo Bảo Lộc để kiểm soát tải trọng xe trên đường, tổ chức vận chuyển an toàn, không ảnh hưởng đến môi trường và các phương tiện.
Công tác quản lý lao động với người nước ngoài, tình hình an ninh trật tự công trường được đảm bảo. Sau thời gian chuyển giao vận hành nhà máy, hiện nay còn 9 chuyên gia, lao động nước ngoài làm việc tại nhà máy.
An toàn, hiệu quả để có thể cổ phần hóa dự án
Trực tiếp kiểm tra, xem xét quy trình vận hành tại nhà máy cũng như kết quả, chất lượng sản phẩm sản xuất ra, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải ghi nhận và biểu dương những kết quả bước đầu của dự án với những tấn sản phẩm đầu tiên có chất lượng, tiêu chuẩn đạt yêu cầu, đảm bảo đầu ra ổn định, không khó khăn trong tiêu thụ theo giá thị trường quốc tế.
Đánh giá những tiến triển đúng hướng, hiệu quả dự án có triển vọng, nhưng Phó Thủ tướng vẫn lưu ý đây mới là kết quả bước đầu, trong quá trình triển khai sẽ còn gặp nhiều thách thức, khó khăn, đòi hỏi chủ đầu tư cần tập trung, sớm làm chủ công nghệ, tìm các giải pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế, tiết giảm chi phí sản xuất để nâng cao hiệu quả của dự án.
“An toàn, hiệu quả để có thể cổ phần hóa dự án, tạo đà thuận lợi thu hút nguồn lực phát triển ngành công nghiệp nhôm này ở quy mô hơn nữa” - Phó Thủ tướng đặt ra yêu cầu cho nhà máy.
Chủ đầu tư cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ với nhà thầu, trong thời gian bảo hành yêu cầu nhà thầu có trách nhiệm tối đa trong việc kiểm tra, phát hiện các sai sót, đảm bảo vận hành ổn định, an toàn toàn bộ dây chuyền, thiết bị.
Đặc biệt, vấn đề bảo đảm môi trường phải luôn trên tinh thần cảnh giác cao trong bối cảnh biến đổi khí hậu với mưa cực đoan, cục bộ diễn biến rất phức tạp ở Tây Nguyên cũng như cả nước trong thời gian gần đây.
Tuyệt đối đảm bảo không để nước, bùn từ hồ tràn hoặc chảy ra môi trường. Công tác hoàn thổ, phủ cây xanh triển khai sớm ở các bãi khai thác, hồ chất thải. Duy trì kỷ luật lao động nhà máy, yêu cầu công nhân vận hành, sửa chữa phải chú ý đảm bảo vệ sinh công nghiệp, môi trường với tiêu chí “là Cty tác động đến môi trường thì phải bằng mọi cách giảm tối đa những hình ảnh xấu về môi trường”.
Phó Thủ tướng cũng lưu ý chủ đầu tư công tác thanh-quyết toán dự án với thời hạn hoàn thành trước tháng 12.2014, nâng cấp phòng hóa nghiệm để đảm bảo chất lượng với tiêu chuẩn Vilas, đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Nguồn tin: laodonglaodong.com.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
<img alt="dsc00041" height="720" src="/uploads/photos/dsc00041.jpg" width="1280"...