Phần kiểm tra tư cách cổ đông khá qua loa, không kèm việc phát phiếu biểu quyết nên đến phần thông qua các điều lệ làm việc khá lộn xộn vì có người thiếu phiếu biểu quyết. Trong quá trình biểu quyết thông qua đoàn chủ tịch, thể lệ và chương trình làm việc cũng xảy ra tranh luận giữa cổ đông phản đối và chủ tọa đoàn nên chương trình thường bị ngắt quãng.
Trong số cổ đông tham dự, ông Trương Quốc Tuỵ cho rằng: “Trong cuộc đời tôi đây là lần đầu tiên tôi dự một đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bất thường “kỳ lạ” như thế này. Tại sao chúng ta không tôn trọng các cổ đông tham dự khi họ có ý kiến. Đáng lý ra muốn đại hội tiến hành các nội dung thì phải xin ý kiến trước rồi mới đề xuất biểu quyết, đằng này biểu quyết xong rồi mới hỏi ý kiến. Tôi thấy ban tổ chức làm việc lổm cổm, không rõ ràng. Chính tôi cũng hoang mang”.
Một số cổ đông đề nghị bổ sung vào nội dung chương trình làm việc các nội dung: thảo luận về điều lệ hoạt động của trường “không vì mục tiêu lợi nhuận theo Luật giáo dục ĐH” và tính pháp lý của công ty IConnect khi tham gia biểu quyết tại đại hội. Tuy nhiên, những ý kiến này không được công nhận. Ở phần thông qua thể lệ và nội dung đại hội, có một số đại biểu phản đối nhưng kết quả vẫn có 99,1% cổ đông đồng ý với thể lệ làm việc và biểu quyết.
Phần nội dung đại hội, đoàn chủ toạ dành phần lớn thời gian nêu các sai phạmhiệu trưởng Bùi Trân Phượng trong chương trình liên kết đào tạo Vatel; việc giấu doanh thu 119 tỷ đồng từ năm 2010 - 2013 và không khai báo thuế; sai phạm trong việc xây dựng công trình toà nhà của trường làm phát sinh 22,9 tỷ đồng…
Trong phần thảo luận, khi cổ đông Lê Ngọc Luân đề cập ĐHĐCĐ bất thường này tổ chức không đúng pháp luật thì một thành viên chủ tọa đoàn đã ngắt lời và cho rằng đại hội được tổ chức đúng quy định. Đặc biệt, ông Luân cho biết sẽ công bố thư ngỏ của bà Bùi Trân Phượng, giải thích vì sao bà không đến dự đại hội cũng như phản biện những cáo buộc sai phạm của bà thì tiếp tục “nổ” ra tranh cãi. Phía chủ tọa đoạn đã ngắt lời còn các cổ đông lại tranh cãi gay gắt cho rằng điều này là mất thời gian.
Dù có nhiều tranh cãi nhưng cuối cùng ban tổ chức cũng thông qua được quyết định bãi nhiệm HĐQT. Trong đó, thông qua bãi nhiệm bà Bùi Trân Phượng khỏi HĐQT với 98,75% phiếu bầu. Ngoài ra, đại hội cũng đã bỏ phiếu bãi nhiệm chức Chủ tịch HĐQT của ông Trần Văn Tạo (số phiếu tán thành 98,50% tổng số cổ phần tham dự). Trước đó, ông Trần Văn Tạo đã nộp đơn xin từ nhiệm.
Trong số 7 thành viên HĐQT bị bãi nhiệm, chỉ có ông Nguyễn Trung Đức và bà Phạm Thị Thủy được đại hội biểu quyết giữ lại. Tuy nhiên, bà Thủy đã tự nguyện không tham gia HĐQT và được ĐHĐCĐ thông qua.
Do đại hội liên tục bị gián đoạn với những tranh cãi lộn xộn nên đến tận chiều mới bắt đầu tiến hành bỏ phiếu kín bầu thành viên HĐQT, ban kiểm soát mới. Trong lúc thùng phiếu được kiểm tra thì đại diện ban thẩm tra tư cách cổ đông đã xin lỗi vì kết quả thẩm tra cổ đông buổi sáng chưa chính xác. Đồng thời, thông báo lại kết quả thẩm tra là có 84 cổ đông có mặt, cổ đông uỷ quyền tham dự chiếm đếnhơn 6,57 triệu cổ phần (chiếm 70,08%) có quyền biểu quyết.
Đến tận 5g , đại hội đã hoàn thành bầu bổ sung 6 thành viên HĐQT cùng ông Nguyễn Trung Đức, nâng tổng số thành viên lên 7 thành viên HĐQT trường ĐH Hoa Sen (ĐHHS). PGS.TS Lưu Tiến Hiệp, nguyên Hiệu phó trường Cao Đẳng Hoa Sen, đại diện thường trú tại Việt Nam trường University Preparation College (UPC) Sydney, được bầu làm Chủ tịch HĐQT của trường ĐHHS. Các thành viên HĐQT còn lại là ông Nguyễn Trung Đức, Nguyễn Ngọc Duy, Tô Ngọc Ngời, Huỳnh Minh Việt và Trần Phước Huy.
Ngoài ra, ông Phan Nguyễn Tấn Đức, nguyên thành viên HĐQT, Chủ tịch Công đoàn Cao Đẳng Hoa Sen, được bầu làm Trưởng Ban kiểm soát.
Được biết, kết quả bầu HĐQT này còn phải chờ UBND TPHCM, Sở GD-ĐT TPHCM phê duyệt mới có giá trị.
Lê Phương - Công Quang
Nguồn tin: Báo điện tử Dân Trí
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
<img alt="dsc00041" height="720" src="/uploads/photos/dsc00041.jpg" width="1280"...