Cuộc khảo sát của Khoa Thận nhân tạo (Bệnh viện Bạch Mai) cho thấy, khoảng 7% số người được khám trên 40 tuổi có vấn đề về thận - tiết niệu, trong đó trên dưới 1% bệnh nhân chức năng thận bị suy giảm.
PGS, TS Nguyễn Thị Liệu, nguyên Chủ nhiệm Khoa Thận – Lọc máu (Bệnh viện Đại học Y Hà Nội), cho biết: Bệnh thận có ba nhóm bệnh chính là bệnh cầu thận, ống kẽ thận và mạch thận. Dọc từ thận xuống thì là thận và hệ tiết niệu, nhẹ là sỏi, nặng là ung thư, trong đó bệnh cầu thận nguyên phát là nhiều nhất. Những bệnh cầu thận thứ phát cũng đang bắt đầu tăng lên. Hiện nay ở Việt Nam bệnh suy thận do đái đường tip 2, do gút đang có chiều hướng tăng. Việt Nam đã cập nhật được các phương pháp điều trị của thế giới, từ thuốc men đến lọc máu thận nhân tạo và có cả điều trị triệu chứng lẫn điều trị dự phòng. Ở Việt Nam bệnh nhân thường đến khám muộn, lúc bệnh đã nặng nên điều trị khó khăn và khi điều trị nên kết hợp Đông-Tây y thì có kết quả tốt.
Thuốc chữa suy thận bằng Đông y Theo BS Lê Ngọc Hà, Khoa Thận và lọc máu Bệnh viện đại học Y, phần đông bệnh nhân đến khám thường kèm rất nhiều bệnh khác như tiểu đường, tim mạch, tăng huyết áp… Bác sĩ Lê Ngọc Hà là một trong số các thầy thuốc Tây y rất ủng hộ việc đưa Đông y vào chữa các căn bệnh liên quan đến thận. Tuy nhiên vị bác sĩ trẻ này cho rằng cần có chương trình nghiên cứu về việc chữa thận bằng Đông y, dựa vào bằng chứng khoa học, khách quan.
BS, thầy thuốc Đông y Lê Văn Thanh, Nhà thuốc gia truyền Thanh Hiền, cho biết, Đông y cũng định nghĩa bệnh suy giảm chức năng thận giống Tây y, chỉ khác ở chỗ theo Đông y, do sự nhiếp huyết của thận kém đi nên thận suy giảm chức năng lọc, không thải được độc tố của các chất có trong máu, dẫn đến cơ thể suy nhược. Nói theo Tây y có 6 nhóm nguyên nhân gây suy thận và bệnh thận là bệnh của nhà giàu bởi điều trị tốn tiền, lâu ngày, dai dẳng, khó khỏi. Nhiều giáo sư, bác sĩ đào tạo ở châu Âu cho rằng Đông y không chữa được bệnh suy thận. Phó Giáo sư Nguyễn Nguyên Khôi (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, Việt Nam đang có gần 80.000 bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối cần lọc máu. Tuy nhiên, chỉ 10% số bệnh nhân đáp ứng được yêu cầu điều trị, 90% sô bệnh nhân còn lại không có điều kiện để chạy thận nhân tạo và đành bỏ dở việc điều trị. |
Tuy nhiên, sau khi điều trị cho hàng nghìn bệnh nhân suy thận, BS, thầy thuốc Đông y Lê Văn Thanh khẳng định: “Đông y với những bài thuốc đúng đắn, cách sao tẩm đúng đắn, do những người được đào tạo bài bản qua trường lớp Đông y thì điều trị Đông y thưc sự có hiệu quả hơn điều trị Tây y. Vì Tây y chỉ điều trị kéo dài rồi đi đến chạy thận nhân tạo, nhưng Đông y thì có thể chữa được, với tỉ lệ chữa khỏi cao hơn Tây y nhiều lần. Có những trường hợp Bệnh viện Bạch Mai chỉ định chạy thận nhân tạo nhưng tôi nhận điều trị và cho đến nay bệnh nhân vẫn khỏe mạnh. Tôi cũng muốn đính chính vài quan niệm sai lầm, như có bác sĩ cho rằng các bài thuốc Đông y chứa nhiều kali, nếu uống sẽ làm tăng kali. Các bài thuốc của tôi không làm cho bệnh nhân tăng kali mà điều hòa tốt. Hoặc có bác sĩ nói với bệnh nhân Đông y không chữa được suy thận, làm giảm niềm tin của bệnh nhân với thầy thuốc.
Đông y coi trọng việc kết hợp chữa bệnh với bồi bổ cơ thể. Theo tôi, nhà nước nên nghiên cứu kỹ việc điều trị suy thận bằng Đông y, kết hợp Đông-Tây y và chọn phương pháp tốt nhất, nhanh chóng đưa người bệnh về môi trường lao động cho xã hội. Điều trị suy thận bằng chạy thận nhân tạo sẽ rất tốn kinh phí, mất công đào tạo người dùng máy và là gánh nặng cho gia đình bệnh nhân. Đông y cho phép chữa khỏi bệnh, và cũng có thể phòng ngừa bệnh từ xa, đem lại nhiều lợi ích cho gia đình và xã hội”. Dũng Minh
Những lưu ý khi điều trị bệnh thận bằng y học cổ truyền Việc dùng thuốc không đúng cách và không theo dõi sát sẽ gây những hậu quả có hại cho người bệnh thận. - Ngộ bổ: thận đa hư chứng nên thường dùng thuốc bổ, nhưng nếu thận quá hư nhược (viêm cầu thận, suy thận mạn) kèm theo tà khí (thấp nhiệt, thủy thấp, ứ huyết), dùng thuốc bổ sẽ làm cơ thể không dung nạp được, tà khí bị lưu giữ (bổ năng lưu tà) làm bệnh nặng thêm. - Ngộ trị: bệnh thận hay gây ra phù, vì vậy việc dùng các thuốc lợi tiểu không đúng sẽ làm rối loạn nặng thêm. Hiện trên thị trường có hơn 60 loại thuốc Đông y có thể gây suy thận nặng nề không hồi phục. Do đó thầy thuốc cần hết sức thận trọng khi chọn lựa và sử dụng cho bệnh nhân. Một số thuốc Đông y có tác dụng trên bệnh thận - Hoàng kỳ làm giảm đạm niệu, tăng khả năng miễn dịch. - Lôi công đằng làm giảm đạm niệu, tăng protein trong máu. - Thủy diệt làm giãn mạch máu, tăng nồng độ prostaglandin, tăng lưu lượng máu, tăng tuần hoàn ngoại vi. - Xuyên khung ức chế tập trung tiểu cầu, cải thiện tuần hoàn ngoại vi, chống oxy hóa, bảo vệ thận. - Đông trùng hạ thảo làm tăng interleukin, tăng tế bào lympho. - Đan sâm giúp tăng sự thanh thải của thận, tăng lưu lượng máu qua thận, chống xơ hóa thận. Lôi công đẳng Kiều Ngọc (st) |