Buộc thôi việc vì công ty thay đổi chiến lược kinh doanh
“Khi mời tôi về làm việc, đích thân ông tổng giám đốc tha thiết ngỏ lời và hứa hẹn đủ điều, thế nhưng khi đạt được mục đích, Cty đã loại bỏ tôi với một lý do nghe rất đơn giản là Cty thay đổi chiến lược kinh doanh”, anh N.K.Duy - nhân viên quản lý kinh doanh Cty W (quận 1, TPHCM) - nói về hoàn cảnh của mình.
Theo lời anh Duy, Cty W có trụ sở chính tại Singapore. Năm 2001, Cty này mở văn phòng đại diện tại Việt Nam nhưng kinh doanh không thuận lợi, phải đóng cửa văn phòng nhưng chưa làm thủ tục đóng cửa. Đầu tháng 11.2012, anh Duy được Cty W tuyển vào vị trí quản lý kinh doanh mặt hàng rượu, lương 2.000 USD/tháng và ký hợp đồng trực tiếp với Cty mẹ Singapore.
Ngoài các nhiệm vụ của một quản lý kinh doanh khu vực miền Nam như bán hàng, làm tình báo thị trường, theo dõi, quản lý và đánh giá hoạt động cạnh tranh, quản lý các nhà phân phối..., anh Duy còn được giao nhiệm vụ hoàn tất thủ tục đóng cửa văn phòng đại diện, xin cấp phép đầu tư vào Việt Nam và cùng giám đốc khu vực xây dựng chiến lược phát triển 5 năm ở Việt Nam. Tháng 10.2015, Cty W Việt Nam ra đời.
Công việc tiến triển thuận lợi, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, công việc lại phù hợp với năng lực nên anh Duy luôn tin rằng sẽ gắng bó với Cty thế nhưng ngày 16.11 vừa qua, Cty cho anh nghỉ việc với lý do “không còn phù hợp với chiến lược kinh doanh mới”. Không đồng tình, anh Duy muốn khởi kiện Cty thì không biết kiện ở đâu, tòa nào sẽ thụ lý vì Cty đặt trụ sở ở nước ngoài. “Khi về làm việc với Cty, mình đã không chút do dự, suy tính trước sau, bây giờ khi sự việc vỡ lở thì ngậm đắng nuốt cay chịu thiệt”, anh Duy nói.
Clip: Người lao động khiếu nại vụ việc với báo chí.
Cẩn thận với “miếng mồi thơm”
“Kể từ ngày Cty chấm dứt hợp đồng lao động với tôi, đến nay đã 4 năm, vụ kiện của tôi đang nằm ở cấp giám đốc thẩm nhưng tôi vẫn sẽ không bỏ cuộc. Tiền bồi thường chỉ là một phần, cái tôi cần là Cty phải nhận thấy sai trái của mình, cách hành xử “vắt chanh bỏ vỏ” đã khiến không chỉ tôi mà rất nhiều nhân viên khác ở Cty ôtô Đ (Đồng Nai) này lao đao”, ông N.M.P - nguyên giám đốc điều hành của Cty ôtô Đ - chia sẻ.
Ông P chia sẻ, năm 2009, khi đang là giám đốc một Cty hoạt động trong ngành vận tải có vốn Nhà nước, ông được đích thân Tổng giám đốc Cty mời về làm giám đốc điều hành với quyết định nhận việc không ghi thời hạn, mức lương gấp đôi lương hiện tại. “Lương 4.000USD/tháng, hơn 80 triệu đồng thời điểm đó là một số tiền rất lớn lại làm công việc đúng chuyên môn nên tôi đã không ngại ngần đồng ý”, ông P nhớ lại.
Với kinh nghiệm và những mối quan hệ tích lũy trong gần 20 năm làm việc ở Cty cũ, ông nhanh chóng thích nghi được với kế hoạch “lột xác” của Cty. Trước thời điểm đó, Cty ôtô Đ chuyên lắp ráp xe cho Trung Quốc, từ năm 2009, Cty muốn chuyển hướng sang thị trường Hàn Quốc nhưng vì không có mối quan hệ nên Cty không có cách nào được phía Hàn Quốc tiếp. Khi nhận nhiệm vụ, ông P đã nhanh chóng tạo dựng mối quan hệ và mang về cho Cty ôtô Đ hợp đồng lắp ráp xe từ phía Hàn Quốc.
“Công việc tiến triển tốt thì tôi nhận được thông báo từ phía Cty là năng lực làm việc của tôi không đảm bảo, Cty đề nghị tôi viết đơn thôi việc. Tôi không đồng ý, sau nhiều lần thương lượng thì Cty chuyển tôi qua phòng kinh doanh làm việc với vị trí trưởng phòng, nhận lương 20 triệu đồng/tháng. Tôi không đồng ý và khiếu nại thì Cty ra quyết định chấm dứt HĐLĐ với tôi. Tôi kiện ra tòa án Long Thành (Đồng Nai), tôi thắng ở sơ thẩm, tòa tuyên buộc Cty bồi thường cho tôi hơn 1 tỉ đồng. Sau đó, Cty kháng cáo, tôi thua ở phúc thẩm. Không cam tâm, tôi đã làm đơn giám đốc thẩm. Tôi sẽ không bỏ cuộc”, ông P nói.
“Khi vụ việc đang trong quá trình giải quyết, tôi nghe được thông tin, Cty nói rằng, phải bỏ ra hơn 80 triệu đồng/tháng để “nuôi” tôi. Khi đã được được mục đích rồi thì họ đẩy đi cho nhanh, bất chấp luật pháp. Người ta nói, phía dưới miếng mồi thơm có khi là bẫy rập, thiệt đúng”, ông P đúc kết.
Nguồn tin: Lao Động Online
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
<img alt="dsc00041" height="720" src="/uploads/photos/dsc00041.jpg" width="1280"...