1.Mô tả:
Cây bọ mắm còn gọi là cây thuốc dòi, có tên khoa học là Puozolzia zeylanica Benn, thuộc họ Gai Urticaceae.
Theo mô tả của GS Đỗ Tất Lợi, cây thuộc loại cỏ có cành mềm, thân có lông. Lá mọc so le, có khi mọc đối có lá kèm, hình mác, hẹp, trên gân và 2 mặt đều có lông, nhất là ở mặt dưới.
Lá dài 4 - 9cm, rộng 1,5 - 2,5cm, có 3 gân xuất phát từ cuống. Cuống dài 5mm có lông trắng. Cụm hoa đơn tính học thành hình xim co, ở kẽ lá có các hoa không cuống. Quả hình trứng nhọn, có bao hoa có lông.
Cây bọ mắm thường mọc hoang ở Việt Nam, thường được hái về làm thuốc ở dạng tươi hoặc phơi khô.
2. Công dụng
Theo Đông y, bọ mắm có vị ngọt nhạt (cam đạm), tính lạnh (hàn). Có tác dụng giải độc, tiêu thũng, bài nung (trừ mủ), trừ thấp nhiệt. Dùng chữa các chứng viêm nhiễm đường hô hấp, viêm ruột, kiết lỵ, viêm đường tiết niệu, ung nhọt mưng mủ, đau răng do phong hỏa...
Theo GS Đỗ Tất Lợi, nhân dân thường dùng cây bọ mắm sắc hay nấu thành cao chữa bệnh ho lâu năm, ho lao, viêm họng. Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác. Ngày dùng 10 - 20g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc cao.
Có nơi, người ta còn dùng làm thuốc mát và thông tiểu, thông sữa.
Nhân dân thường dùng cây này để giã cho vào mắm tôm để không có giòi bọ.
Có nơi dùng lá giã nát nhét vào răng sâu để chữa sâu răng.
Riêng về công dụng kháng viêm, trừ đờm mủ của cây bọ mắm, lương y Huyên Thảo có cho rằng bọ mắm là loại thuốc có tính năng bài nung (trừ mủ) rất mạnh.
Chính vì vậy, một số địa phương ở Trung Quốc còn đặt cho cây những tên như "nung kiến tiêu" (mủ nhìn thấy là tiêu), "bạt nung cao" (cao trừ mủ). Tuy nhiên, đối với loại mụn nhọt không mưng mủ thì không nên dùng vì sẽ gây đau hơn.
3. Những bài thuốc hay sử dụng cây bọ mắm
- Chữa ho lâu ngày: 40g bọ mắm tươi sắc uống hoặc nấu thành cao lỏng, pha mật ong, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 chén con (15 - 20ml).
- Chữa viêm họng, viêm a-mi-dan: Dùng lá bọ mắm tươi nhai, ngậm nuốt lấy nước hoặc dùng 15 - 20g sắc nước uống.
- Chữa đau răng: Giã nát bọ mắm tươi, hòa với nước ngậm.
- Chữa viêm đường tiết niệu: 30 - 60g bọ mắm tươi hoặc 15 - 30g bọ mắm khô sắc nước uống.
- Chữa mưng mủ, mụn nhọt: Giã nát lá bọ mắm tươi mà đắp.
theo Trí Thức Trẻ
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
<img alt="dsc00041" height="720" src="/uploads/photos/dsc00041.jpg" width="1280"...