Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Ưu tiên phát triển điện gió

Thứ năm - 08/05/2014 19:27 - Đã xem: 1275
Chiều 25-4, Đoàn công tác của Chính phủ và các bộ, ngành, do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu, đã đến thăm và làm việc tại Nhà máy điện gió Bạc Liêu.
Thủ tướng chính phủ đến thăm Nhà máy Điện gió Bạc Liêu chiều nay

Thủ tướng chính phủ đến thăm Nhà máy Điện gió Bạc Liêu chiều nay

Sau khi nghe báo cáo của lãnh đạo nhà máy và chủ đầu tư về công tác quản lý, vận hành cũng như hiệu năng của hệ thống điện gió, Thủ tướng đánh giá đây là mô hình năng lượng sạch mà Việt Nam cần mở rộng.

 

Vị đứng đầu chính phủ đánh giá Bạc Liêu là vùng đón năng lượng gió tốt nhất của cả nước

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá Bạc Liêu là vùng đón năng lượng gió tốt nhất của cả nước

“Đầu tư như thế này là tốt lắm rồi. Điện gió không hề ảnh hưởng đến môi trường, lại không hao tốn tài nguyên đất đai trong đất liền, do vậy cần phải được tạo điều kiện ưu tiên phát triển. Hiện điện gió được mua với giá cao hơn các nguồn điện khác (9,8 cen so với 7,8 cen)” - Thủ tướng nói.

Theo Thủ tướng, biển Bạc Liêu là khu vực có lưu lượng gió ổn định và tốt nhất cả nước và còn rất nhiều tiềm năng để khai thác.

Mỗi cột turbin gió cao 80 mét, đường kính 4 mét, sải quạt dài 42 mét; tổng trọng lượng 200 tấn. 

Mỗi cột turbin gió cao 80 mét, đường kính 4 mét, sải quạt dài 42 mét; tổng trọng lượng 200 tấn. 

Nhà máy điện gió Bạc Liêu được xây dựng từ năm 2010, quy mô 62 turbin, công suất 99MW,  với tổng vốn đầu tư trên 5.000 tỉ đồng. Năm 2013, có 10 turbin đưa vào vận hành, hòa vào lưới điện quốc gia và đã cung cấp hàng chục triệu kWh điện thành phẩm.

 

Tin, ảnh: Quý Lâm

NĂNG LƯỢNG SẠCH CHO HÀNH TINH XANH CẦN ƯU TIÊN PHÁT TRIỂN ĐIỆN GIÓ & MẶT TRỜI HẠN CHẾ THỦY ĐIỆN.

Hiện nay nguồn năng lượng điện phục vụ cho nhu cầu sản xuất và sinh họat không đáp ứng đủ , mặc dù nhà nước đã triển khai nhiều dự án thủy điện ,nhiệt điện ,khí điện đạm vv.. đã đưa vào sử dụng nhưng vẫn không đáp ứng cho nhu cầu cho sự phát triển kinh tế của nước ta hiện nay. Không phủ nhận đóng góp tích cực của thủy điện cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nhưng là những công trình can thiệp lớn đến các dòng sông, các dự án thủy điện đã và đang có những tác động tiêu cực lớn đến môi trường - sinh thái của các lưu vực sông, đến sinh kế của người dân, an toàn cộng đồng, an ninh nước và an ninh lương thực. Do vậy không thể phát triển thủy điện bằng mọi giá, lợi thế so sánh của nước ta nằm ở vùng nhiệt đới được thiên nhiên ưu đãi ,có bờ biển dài trên 2.400km và nhiều núi đồi , nên đễ dàng phát triển năng lượng mặt trời, năng lượng gió(Phong điện) . Đây là lọai năng lượng sạch mà đến nay nước ta chưa phát huy mạnh mẽ nguồn năng lượng tiềm năng này, gần đây có một số dự án phong điện được thực hiện thí điểm ở các tỉnh Bình Thuận, Bạc Liêu , bước đầu đã mang lại hiệu quả như qua báo cáo của Ban Quản lý nhà máy Điện gió Bạc Liêu cho biết, sau gần 3 tháng hòa vào lưới điện quốc gia (từ ngày 29/5/2013), 10 tu bin gió của Nhà máy Điện gió Bạc Liêu đã cung cấp cho lưới điện Quốc gia được 3 triệu KWh . Được biết Dự án có tổng công suất 99 MW, tổng vốn đầu tư 5.200 tỷ đồng, gồm 62 trụ tua bin điện gió, công suất mỗi tua bin 1,6 MW. Tổng công suất phát điện của công trình là 320 triệu KWh/năm. Với hiệu quả đã đạt được qua thực hiện thí điểm, cần thiết nên triển khai ở các huyện đảo xa như các huyện đảo Lý Sơn Qủang Ngãi, huyện đảo Trường Sa Khánh Hòa, huyện đảo Phú Quý Bình Thuận, huyện Côn Đảo Bà Rịa Vũng Tàu vv… để các địa phương này chủ động về nguồn điện. Nhiều nước trên thế giới đã khai thác nguồn năng lượng sạch này, đã góp phần nhu cầu điện của quốc gia chiếm tỷ lệ từ 30 đến 50% , đây là con số không phải là nhỏ. Để có thể phát triển được nguồn năng lượng này trong tương lai , Nhà nước kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngòai nước đầu tư vào lãnh vực này, để nước ta có thêm nguồn năng lượng điện đủ cho phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng. Các Ngân hàng nước ta ưu tiên dành nguồn vốn cho các tổ chức ,hộ gia đình vay với mức lãi suất thấp, để đầu tư mua sắm thiết bị phục vụ cho dự án năng lượng mặt trời và năng lượng gió. Nhà nước cần thiết hỗ trợ chênh lệch phần lãi vay của ngân hàng đối các hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, các tổ chức nghiên cứu sản xuất các lọai thiết bị năng lượng sạch. Khuyến khích các hộ , các tổ chức sử dụng các lọai thiết bị năng lượng điện sạch này ,nếu sử dụng không hết ngành điện có thể mua lại sản lượng điện dư thừa này , thực tế nhiều nước trên thế giới, các hộ nông dân trang trại không sử dụng hết năng lượng điện từ quạt gió đã bán lại cho tổ chức thu mua điện.Để thực hiện có hiệu quả thiết thực Bộ tài nguyên và môi trường , Bộ công thương cần làm tốt công tác tuyên truyền trong việc phát triển nguồn năng lượng sạch để người dân ý thức được trong việc bảo vệ môi trường , thực hiện được mục tiêu chiến lược kinh tế xanh của Việt nam.

MINH TRÍ.

 

Nguồn tin: Người Lao Động

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây