“Tôi cảm thấy một số nước xem tự do hàng hải là thứ có sẵn để chiếm đoạt, để hủy bỏ hoặc thay đổi theo luật pháp nội địa của họ…”, ông Swift cho hay.
“Một số quốc gia tiếp tục đưa ra những lời cảnh báo không cần thiết và những giới hạn về tự do hàng hải trong vùng đặc quyền kinh tế của họ và tuyên bố chủ quyền lãnh hải trái với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS)”, ông Swift nói.
Những phát ngôn của ông Swift được cho là ám chỉ Trung Quốc. Bắc Kinh thời gian gần đây tăng cường hoạt động xây đảo nhân tạo phi pháp ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam trên Biển Đông. Mỹ đã nhiều lần yêu cầu Trung Quốc chấm dứt hoạt động phi pháp ở quần đảo Trường Sa, nhưng không có dấu hiệu nào cho thấy Bắc Kinh ngừng lại.
Còn Bắc Kinh tố ngược lại Mỹ quân sự hóa Biển Đông bằng những cuộc tập trận chung và tuần tra chung trên Biển Đông.
Hồi tháng rồi, chính quyền Trung Quốc còn bày tỏ “quan ngại sâu sắc” sau khi một chỉ huy cấp cao của quân đội Mỹ yêu cầu các tàu và máy bay quân sự Mỹ nên thách thức tuyên bố chủ quyền phi lý “đường lưỡi bò” của Trung Quốc (nuốt trọn gần cả Biển Đông) bằng cách tuần tra, áp sát những đảo nhân tạo mà Bắc Kinh xây dựng trái phép ở Trường Sa, theo Reuters.
Phúc Duy
Nguồn tin: Báo Thanh Niên Online
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
<img alt="dsc00041" height="720" src="/uploads/photos/dsc00041.jpg" width="1280"...