4 tàu nói trên nằm trong số 31 tàu bị Hội đồng Bảo an xử phạt từ ngày 2-3 do “thuộc sở hữu của Công ty Quản lý Hàng hải Đại dương (OMM – Triều Tiên)”.
Tuy nhiên, Đại sứ Trung Quốc tại LHQ Liu Jieyi hôm 21-3 khẳng định với Reuters: “Chúng tôi phát hiện 4 con tàu không phải của Công ty OMM”, đồng thời bảo đảm chúng sẽ không sử dụng thủy thủ đoàn là người Triều Tiên trong thời gian tới.
Một quan chức Mỹ giấu tên cho biết Hội đồng Bảo an đã nhất trí dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với 4 tàu được Trung Quốc cam kết bằng văn bản rằng tất cả sẽ không chở thủy thủ đoàn Triều Tiên. Ông nói một thông báo chính thức sẽ sớm được LHQ công bố.
Trong 4 tàu bị đưa vào danh sách đen bao gồm tàu Jin Teng. Tàu chở hàngnày bị giữ tại cảng Subic của Philippines ngay sau khi lệnh trừng phạt của Hội đồng Bảo an có hiệu lực.
Quan chức Mỹ kể trên tiết lộ Washington sẵn sàng hỗ trợ yêu cầu từ Bắc Kinh nếu họ chắc chắn 4 tàu không vi phạm cơ chế trừng phạt của LHQ.
Tuần trước, ông Liu đã trình bày vấn đề trong một cuộc họp với Đại sứ Mỹ tại LHQ Samantha Power. Tại cuộc họp, Mỹ cũng yêu cầu Trung Quốc thuyết phục Nga nhất trí với đề nghị cấm xuất khẩu thêm một số mặt hàng liên quan đến chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Triều Tiên vào nước này.
Trong một diễn biến khác, Trung Quốc ngày 21-3 đã kêu gọi Triều Tiên không vi phạm các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc sau khi Bình Nhưỡng bắn 5 tên lửa tầm ngắn ra vùng biển phía Đông nước này cùng ngày.
Phát biểu trong cuộc họp báo thường kỳ, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Xuân Oánh nói rằng: "Trung Quốc rất quan ngại tình hình trên Bán đảo Triều Tiên. Trung Quốc hy vọng "Triều Tiên kiềm chế các hành động vi phạm các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc.
Đồng thời, bà Hoa cũng kêu gọi các bên kiềm chế, tránh các hành động làm gia tăng đối đầu và căng thẳng.
Nguồn tin: Người Lao Động
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
<img alt="dsc00041" height="720" src="/uploads/photos/dsc00041.jpg" width="1280"...