Đây là thông điệp được Đoàn đại biểu Nghị viện châu Âu (EP) về quan hệ với các quốc gia Đông Nam Á và ASEAN khẳng định tại cuộc họp báo chiều tối nay (5.11) tại Hà Nội, sau công chuyến công tác tại Việt Nam.
Theo tiến sĩ Werner Langen, Trưởng đoàn đại biểu, Biển Đông không chỉ là vấn đề riêng của Việt Nam mà liên quan nhiều quốc gia khác trong khối ASEAN và các quốc gia ngoài khu vực. Tiến sĩ Langen tái khẳng định lập trường kiên định của EU rằng tất cả các bên liên quan cần tìm kiếm các giải pháp hòa bình và hợp tác phù hợp với luật pháp quốc tế, cụ thể là Công ước của Liên hiệp quốc về luật Biển năm 1982, đồng thời tiếp tục đảm bảo duy trì sự an toàn và tự do hàng hải. Đây cũng là quan điểm của Việt Nam nên EU hoàn toàn ủng hộ quan điểm này.
Theo ông Langen, trong Tuyên bố của Hội nghị Thượng đỉnh nhóm G7 năm 2014 EU đã ủng hộ việc giải quyết tranh chấp ở Biển Đông thông qua các biện pháp hòa bình. “Đây có thể coi là một bước đi quan trọng trong việc thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ hợp tác giữa EU và Việt Nam cũng như các nước khác trong ASEAN”, tiến sĩ Langen cho biết.
Ông Langen cũng khẳng định các hoạt động thương mại tự do giữa EU và Việt Nam cũng như các nước khác trong khu vực phụ thuộc rất nhiều vào tự do hàng hải ở Biển Đông hiện nay. “Chính vì vậy, với tư cách là các nghị sĩ châu Âu, chúng tôi ủng hộ việc chúng ta có một giải pháp chung thông qua đàm phán bằng các biện pháp hòa bình. Hiện nay Chủ tịch Trung QuốcTập Cận Bình đang có mặt ở Việt Nam, hy vọng chúng ta sẽ đạt được các giải pháp để giải quyết những xung đột hiện nay ở Biển Đông”, tiến sĩ Langen phát biểu.
Ông Ric-hard Ashworth, thành viên đoàn nghị sĩ châu Âu cũng cho biết Nghị viện châu Âu theo dõi tình hình Biển Đông “với sự quan tâm rất lớn”. Qua quá trình làm việc, tìm hiểu quan điểm của phía Việt Nam về vấn đề này, đoàn Nghị sĩ châu Âu cho biết ủng hộ các quan điểm của Việt Nam, dựa trên 3 nguyên tắc:
Thứ nhất, các tranh chấp ở Biển Đông phải được giải quyết thông qua các giải pháp đàm phán, hòa bình. Thứ hai, các giải pháp này phải dựa trên luật pháp quốc tế. Thứ ba, luật pháp quốc tế tế phải được áp dụng cho tất cả các quốc gia không phân biệt kích cỡ số dân là nước lớn hay nước nhỏ.
“Liên minh châu Âu quan tâm và coi trọng việc giải quyết xung đột hiện nay ở Biển Đông. Chúng tôi hy vọng việc giải quyết tranh chấp ở Biển Đông sẽ đặt ra các tiền lệ để giải quyết những xung đột tương tự trên thế giới và không để lại những hậu quả mà các bên không mong muốn. Chúng tôi mong muốn nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ hơn từ các quốc gia khác trong đó có khốu ASEAN và các quốc gia liên quan”, ông Ric-hard Ashworth cho biết.
Theo ông Ric-hard Ashworth, các nghị sĩ châu Âu sẽ liên hệ và gây sức ép để đề nghị các chính phủ châu Âu đưa vấn đề này ra tại Hội nghị G7 sắp tới.
Trả lời câu hỏi đề nghị cho biết quan điểm về việc Mỹ cử các tàu tuần tra đi vào giới hạn 12 hải lý các đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng thời gian qua, đại diện đoàn nghị sĩ châu Âu cho biết hoàn toàn ủng hộ nếu hoạt động này được thực hiện theo đúng luật pháp quốc tế.
“Chúng tôi cũng ủng hộ các hoạt động này nếu như nó đặt ra được các nguyên tác về thực thi luật quốc tế ở khu vực”, ông Ric-hard Ashworth nói.
Trường Sơn
Nguồn tin: Báo Thanh Niên Online
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
<img alt="dsc00041" height="720" src="/uploads/photos/dsc00041.jpg" width="1280"...