Trong khi đó, lòng tin của người dân vào các nỗ lực chống tham nhũng của chính quyền lại giảm sút đáng kể. Nếu như trong cuộc khảo sát tương tự năm 2010, chỉ có 35% người dân đô thị được hỏi tại 5 thành phố lớn cho rằng các nỗ lực chống tham nhũng của chính quyền không hiệu quả, thì con số này đã tăng lên 60% vào năm 2013.
Chúng ta có một hệ thống các văn bản pháp quy về phòng chống tham nhũng tương đối nhiều, có tổ chức bộ máy chống tham nhũng từ T.Ư đến địa phương nhưng “tham nhũng chưa có dấu hiệu giảm”. Và thực sự chúng ta có vẻ đang rất lúng túng trong công tác được coi là “sống còn” này.
Báo cáo của Chính phủ thừa nhận tham nhũng chưa có dấu hiệu giảm nhưng cũng chưa chỉ ra được cụ thể tình hình tham nhũng xảy ra chủ yếu ở lĩnh vực nào; ngành nào, địa phương nào. Đây quả là điều đáng tiếc. Nó thể hiện bộ máy chống tham nhũng chưa thực sự hiệu quả.
Cụ thể, chế tài để áp đặt thi hành luật pháp còn yếu. Đơn cử như, hiện có tới 3/4 nội dung quan trọng luật Phòng, chống tham nhũng giao hướng dẫn từ năm 2005, đến nay vẫn chưa được ban hành (quy định về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn, nghĩa vụ giải trình đối với tài sản tăng thêm và cơ chế xử lý đối với tài sản không giải trình được nguồn gốc, việc bảo vệ và khen thưởng người tố cáo tham nhũng…), nhưng cũng chả ai, cơ quan nào phải chịu trách nhiệm.
Chúng ta đề ra rất nhiều giải pháp chống tham nhũng, nhưng hầu hết mang tính hình thức, hiệu quả không cao như chuyển đổi vị trí công tác, kê khai tài sản, tuyên truyền, trả lương qua tài khoản...
Muốn chống tham nhũng, trước hết phải chế ước được các quyền năng do chức vụ mang lại. Mà nguyên tắc đơn giản là quyền phải đi đôi với trách nhiệm. Do vậy, “tham nhũng chưa giảm” nhưng xử lý người đứng đầu ngày càng ít là điều khó hiểu. Cần có những văn bản pháp lý quy định cụ thể trách nhiệm của người đứng đầu trong việc tự phát hiện tham nhũng. Người đứng đầu không phát hiện ra tham nhũng nhưng qua tố giác của quần chúng, báo chí phanh phui, các cơ quan chức năng phát hiện ra thì người đứng đầu phải chịu trách nhiệm chính trị. Hệ thống giám sát theo đó cũng phải vận hành trên thực tế. Cấp trên giám sát cấp dưới trong cơ quan hành chính. Các quan chức hành chính được giám sát bởi quan chức chính trị. Các quan chức chính trị bị giám sát bởi cử tri. Khi chế độ trách nhiệm được áp đặt, tự khắc mọi việc sẽ trở nên đỡ rối rắm hơn nhiều.
Nguồn tin: Báo Tầm Nhìn Online
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
<img alt="dsc00041" height="720" src="/uploads/photos/dsc00041.jpg" width="1280"...
Cơ chế xin cho đã có từ thời kỳ bao cấp, cho đến nay đã thực hiện theo cơ chế thị trường, cơ chế này vẫn tiếp tục tồn tại dưới hình thức tinh vi hơn. Khi đã nói đến từ Xin thì nghỉ đến ngay cấp dưới, còn người Cho phải là cấp trên. Thực tế hiện nay đất nước ta còn nghèo , ngân sách thu trong nước không đảm bảo chi cho sự phát triển kinh tế, do đó phải vay từ bên ngoài tập trung cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng của đất nước. Vì vậy chi ngân sách nhất là đầu tư công, chi cho bộ máy quản lý hành chính chi thường xuyên, cần phải hết sức tiết kiệm làm sao mang lại hiệu quả chống lãng phí . Tình hình thu ngân sách hiện nay của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương , đa phần thu không đảm bảo chi phải được cân đối hổ trợ từ ngân sách trung ương . Một số tỉnh , thành phố có nguồn thu khá sau khi cân đối đã điều tiết về cho ngân sách trung ương , như Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Khánh Hòa, Đà Nẳng vv…đã chủ động ngân sách cấp mình trong bố trí kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng hàng ngàn tỷ đồng . Còn các tỉnh thành phố còn lại thu ngân sách không đủ chi, nên phải ra các Bộ ban ngành trung ương xin kinh phí để đầu tư cho địa phương mình , có nhiều địa phương ở xa phải đặt văn phòng tại Hà nội để tiện giao dịch. Nên rất dễ dẫn đến tiêu cực, cần phải sớm được khắc phục. Để khắc phục được cơ chế xin cho như hiện nay, đồng thời đảm bảo sự công bằng của các địa phương , bài thuốc đó là Chính phủ phải kiên quyết đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền cho địa phương các lãnh vực hết sức nhạy cảm như phân cấp ngân sách, phân cấp đầu tư công, phân cấp nguồn đầu tư xây dựng cơ bản, các loại giấy phép hiện nay cấp bộ đang cấp, đây là các lãnh vực rất dễ tạo sơ hở cho tiêu cực . Các Bộ ban ngành cấp trên nên tập trung tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát từng lãnh vực chuyên môn của ngành mình phụ trách, phát hiện kịp thời sai phạm ở các địa phương vi phạm pháp luật và có biện pháp xử lý chấn chỉnh đối với các địa phương cố tình vi phạm. Hiện nay các nguồn vốn đầu tư lớn đều tập trung ở các bộ ban ngành Trung ương, như nguồn các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình đầu tư từ nguồn trái phiếu chính phủ , nguồn ODA,WB vv…Các Bộ đều là các chủ đầu tư cụ thể như Bộ giao thông vận tải là chủ đầu tư các tuyến đường quốc lộ trong cả nước, rõ ràng đây là công việc vừa đá bóng vừa thổi còi vì chất lượng công trình kém chất lượng ai kiểm tra giám sát? ai sẽ chịu trách nhiệm? Trong thời gian vừa qua người dân đã kêu ca nhiều về chất lượng các công trình giao thông do Bộ giao thông vận tải làm chủ đầu tư, năm trước mới làm xong năm sau đã bị hư hỏng xuống cấp. Đối với các địa phương muốn có nguồn vốn trên để đầu tư các dự án cho địa phương mình phải đi xin đối với các Bộ ban ngành của Trung ương mà thôi, như Bộ kế họach và đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Giao thông, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn vv… Về hướng lâu dài xóa được cơ chế xin cho thì phải làm thế nào cho các địa phương tự cân đối được thu chi ngân sách của cấp mình, không phải ra các Bộ ngành trung ương xin kinh phí nữa. Để thực hiện được điều này , thì trước tiên các Bộ ngành trung ương cần tạo điều kiện cho các địa phương về cơ chế chính sách thu hút các nhà đầu tư, đồng thời có nguồn kinh phí sớm nâng cấp đầu tư mở rộng tuyến đường quốc lộ và mạnh dạn phân cấp cho các địa phương trực tiếp quản lý các đoạn đường quốc lộ đi ngang qua địa phương mình, cơ chế hiện nay do Tổng cục đường bộ Việt Nam Bộ Giao thông trực tiếp quản lý. Có như vậy các địa phương mới chịu trách nhiệm trước Chính phủ về vấn đề đảm bảo an toàn giao thông trên các tuyến đường Quốc lộ, có giải pháp xử lý các điểm đen thường xuyên xãy ra các vụ tai nạn giao thông, chủ động trong việc duy tu, bão dưỡng sữa chữa kịp thời các đoạn đường quốc lộ bị xuống cấp, tạo điều kiện thuận lợi lưu thông hàng hóa, người và phương tiện, đây cũng chính tạo điều kiện cho địa phương dễ dàng thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào đầu tư đến đầu tư ở địa phương mình. Nếu đáp ứng được các yêu cầu trên, các địa phương mới có điều kiện tăng trưởng kinh tế, tăng thu ngân sách và chủ động chi đầu tư phát triển ở địa phương mình.