Dù đã nghỉ hưu nhưng15 năm qua, Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Thông, nguyên Hiệu trưởng Trường tiểu học Ngư Lộc 2, xã Ngư Lộc, Hậu Lộc, Thanh Hóa vẫn miệt mài với những lớp học “trồng người” miễn phí. Tâm sự tại Đại hội, cô Thông kể, do đời sống khó khăn nên rất nhiều người lớn và trẻ em ở Ngư Lộc lâm vào cảnh thất học, mù chữ. Có người vì không biết chữ nên khi đưa con cái đi chữa bệnh ngoài Hà Nội lâm vào những hoàn cảnh hết sức eo le.
Trước tình cảnh đó, Nhà giáo Nguyễn Thị Thông đã quyết định mở lớp dạy chữ miễn phí cho người dân. Lớp học của cô Thông không chỉ có những đứa trẻ bình thường, người lớn mà còn có cả những em bé tật nguyền, dị tật. “Đối với những em bé đó thì muốn dạy được các em thì mình phải là những người bà, người mẹ của các bé”, cô Thông kể. Nhờ sự tận tụy của cô giáo Thông mà 15 năm qua hàng trăm trẻ em, người dân ở Ngư Lộc, Hậu Lộc đã biết được con chữ. Nhiều em với sự giúp đỡ của cô Thông đã học được lên cấp 2, cấp 3, thậm chí có em còn học hết lớp 12 và dự thi đại học.
Những lời chia sẻ chân thật của cô Thông đã khiến cho nhiều người tham dự bồi hồi xúc động. “Những năm qua nền giáo dục của chúng ta có những mảng tối, có những việc khiến người dân chưa bằng lòng mà chúng ta phải khắc phục. Tuy nhiên cũng có những điểm sáng, những con người, tấm gương mẫu mực như cô giáo Thông. Tôi tin rằng nếu xã hội chúng ta có nhiều hơn nữa những con người như thế thì chắc chắn nền giáo dục của chúng ta sẽ nhanh chóng trở nên hiện đại”, GS. Văn Như Cương nhận xét.
Cũng một tấm lòng yêu thương người dân, người bệnh, 30 năm qua Bác sĩ Bùi Đình Lĩnh, giám đốc Trung Tâm Y tế Quân dân y huyện Phú Qúy, tỉnh Bình Thuận đã để lại trên đất liền người vợ trẻ và những người con để xung phong ra đảo Phú Qúy công tác. Khi Bác sĩ Qúy chưa ra đảo, mỗi năm ở Phú Qúy có đến gần 10 người dân bị bệnh tật và tử vong do không được điều trị, sơ cứu kịp thời. Nhưng từ khi Bác sĩ Qúy có mặt, tỷ lệ tử vong của người dân trên đảo Phú Qúy giảm hẳn. Sức khỏe của người dân trên đảo cũng được nâng lên rõ rệt.
“Vì nhiệm vụ ở đảo Phú Quý tôi thường xuyên phải xa vợ, xa con, nhiều khi nhận được thư của con gái mà tôi không cầm được nước mắt” – bác sĩ Lĩnh nói.
Buổi giao lưu cũng đã khiến cho nhiều đại biểu phải rơi lệ khi nghe tâm sự của cô con gái bác sĩ Lĩnh kể về nỗi nhớ bố, cũng như việc mong chờ bố từng ngày khi bố về thăm nhà.
Cũng vì sự tận tâm, gắn bó với đảo đó mà cha mẹ mất, Bác sĩ Qúy cũng không hề hay biết. “Tôi mong tất cả những người làm nghề y hãy vì bệnh nhân thân yêu, hãy coi người bệnh như là người thân, ruột thịt của mình. Hãy hướng tới sự hài lòng của người bệnh.
Đến với Đại hội còn là một gương mặt khoa học, sáng tạo của một người nông dân – đó là ông Phan Tấn Bện, Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Cơ khí nông nghiệp Phan Tấn, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp. Theo ông Bện, trước đây ở Đồng bằng Sông Cửu Long mỗi năm có khoảng 27 triệu tấn rơm, nhưng do những khó khăn trong việc thu hoạch nên có đến 21 triệu tấn bị bãi bỏ. “Nhu cầu sử dụng rơm trong xã hội và xuất khẩu là rất lớn nên nhìn những cảnh đó tôi có cảm giác chúng ta như là những “công tử Bạc Liêu đốt tiền”. Điều đó đã thôi thúc tôi nghiên cứu, sản xuất ra máy cuộn rơm để phục vụ cho nhu cầu của người dân. Nhờ đó sản lượng rơm được đem bán cho thị trường ngày càng tăng, người dân đốt rơm ngày càng ít đi.
Clip Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc chiều 6.12.
Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự Đại hội thi đua yêu nước lần thứ IX (Ảnh: T.H) |
Nguồn tin: Lao Động Online
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
<img alt="dsc00041" height="720" src="/uploads/photos/dsc00041.jpg" width="1280"...