Thực tế cho thấy, cùng với các chương trình, chính sách khác của Đảng và Nhà nước, Chương trình 134 đã góp phần thúc đẩy đáng kể vào việc ổn định đời sống, giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số.
Công trình nước sinh hoạt tại bon Bù Đách, xã Quảng Tín (Đắk R’lấp) bị “bỏ hoang” từ khi xây dựng xong |
Tuy nhiên, mặc dù Chương trình 134 đã kết thúc hơn 4 năm, nhưng một số mặt về hiệu quả và tính bền vững chưa thật sự cao. Cụ thể như công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn chậm. Số hộ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở mới được 82 hộ, chiếm tỷ lệ 16% và đất sản xuất là 90 hộ, chiếm tỷ lệ 22%.
Mặt khác, đất cấp cho người dân thuộc diện không màu mỡ, không có nguồn nước tưới, giao thông trở ngại, nên khó sản xuất nông nghiệp; có nơi thì diễn ra tình trạng tranh chấp với chủ sử dụng cũ… Công trình nhà ở cũng nhiều bất cập như diện tích sử dụng còn nhỏ; chất lượng kém; nhiều công trình cấp nước sinh hoạt sau khi hoàn thành hiệu quả sử dụng thấp, hay bị hư hỏng.
Cũng theo Ban Dân tộc tỉnh, để tiếp tục nâng cao hiệu quả Chương trình 134, trong thời gian tới, tỉnh cần tiếp tục quan tâm, chỉ đạo các huyện, thị xã tăng cường cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ đã được hỗ trợ theo chương trình.
Các địa phương, các ngành chức năng nên xây dựng các mô hình sản xuất có hiệu quả để nâng cao năng suất cây trồng trên một đơn vị diện tích; tăng cường giải quyết các tranh chấp, vận động đồng bào tiếp tục sản xuất; quản lý chặt chẽ việc sang nhượng quyền sử dụng đất dẫn đến tình trạng thiếu đất sản xuất. Các công trình thủy lợi cần phải được ưu tiên đầu tư để đảm bảo đủ nước tưới; rà soát và vận động người dân cùng khắc phục hạn chế của các công trình…
Nguồn tin: Báo Đăk Nông Online
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
<img alt="dsc00041" height="720" src="/uploads/photos/dsc00041.jpg" width="1280"...