Lại để yên mặc Petrolimex độc quyền còn "dọa" người dân?

Thứ ba - 24/09/2013 20:51 - Đã xem: 1034
Bàn về vấn đề Petrolimex dỗi có khả năng muốn tự tay phá độc quyền kinh doanh xăng dầu, TS Nguyễn Minh Phong nhìn nhận: "Nếu Petrolimex từ bỏ xăng dầu thì cũng có nhiều công ty khác thay vào được. Hiện nay, các doanh nghiệp đang được cho phép tự định giá, biến độc quyền Nhà nước thành độc quyền doanh nghiệp. Điều này mang lại lợi ích độc quyền kép cho doanh nghiệp độc quyền, vì vừa không phải cạnh tranh thị trường, vừa được làm giá độc quyền".
Khi câu chuyện minh bạch giá xăng dầu còn là dấu hỏi chưa được Petrolimex trả lời, trước áp lực từ dư luận Petrolimex đã hờn dỗi. Nhưng liệu doanh nghiệp này có dám dỗi, từ bỏ độc quyền như họ nói?

Trả lời trên báo Pháp luật TP.HCM, ông Trần Ngọc Năm, Phó Tổng giám đốc Petrolimnex cho biết ông cảm thấy quá mệt mỏi. Ông nói rằng: "Thực sự tôi không muốn nói về vấn đề này nữa. Bởi như thế nào là lãi cao, lãi thấp? Doanh nghiệp cũng chỉ làm theo quy định vì lợi nhuận định mức doanh nghiệp được hưởng là như thế. Tôi thấy rất thất vọng về cách một số tờ báo nhìn nhận vấn đề này. Còn nếu mọi người muốn xăng dầu không có lãi thì có thể kiến nghị với Chính phủ để nhà đầu tư họ thoái vốn chứ đừng để Petrolimex suốt ngày rơi vào tình trạng phải đi giải thích".

Nghe thì cứ tưởng Petrolimex đã quyết tâm rồi? Rằng thì nếu người dân dám kêu ca phàn nàn nhiều thì sẽ rút vốn, thử xem ai dám nhảy vào lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, ảnh hưởng tới đời sống của toàn bộ mấy chục triệu dân, dám chắc chỉ nhận được nhiều lời than vãn chứ đừng mơ có lời khen ngợi. Petrolimex nghĩ rằng chắc chỉ có doanh nghiệp này dám dấn thân vào bể khổ của xăng dầu.

Nhưng thực tế đâu như Petrolimex tưởng. Bàn về vấn đề Petrolimex dỗi có khả năng muốn tự tay phá độc quyền kinh doanh xăng dầu, TS Nguyễn Minh Phong nhìn nhận: "Nếu Petrolimex từ bỏ xăng dầu thì cũng có nhiều công ty khác thay vào được. Hiện nay, các doanh nghiệp đang được cho phép tự định giá, biến độc quyền Nhà nước thành độc quyền doanh nghiệp. Điều này mang lại lợi ích độc quyền kép cho doanh nghiệp độc quyền, vì vừa không phải cạnh tranh thị trường, vừa được làm giá độc quyền".


Kinh doanh xăng dầu béo bở lắm, chả ai chê tiền đâu
 
Đây không phải lần đầu tiên Petrolimex khiến người ta... phát bực vì sự hờn dỗi, nhõng nhẽo của mình. Còn nhớ, phát biểu tại Hội thảo “Điều hành giá xăng dầu theo cơ chế thị trường ở Việt Nam hiện nay” ngày 20/9/2011, Nguyên Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ đã khẳng định: “Nếu doanh nghiệp nào thấy lỗ quá, không làm được thì rút lui. Kể cả Petrolimex, nếu không làm được chúng tôi sẵn sàng cho giải tán để lập Tổng công ty khác. Nhà nước không dọa ai và cũng không ai dọa được Nhà nước…"

Hai năm sau lời tuyên bố rành rọt của ông Vương Đình Huệ, Petrolimex chẳng rút vốn, lại tiếp tục "dọa" người dân, mà có vẻ như còn muốn "dọa" nhà nước. Vấn đề là các nhà quản lý có tiếp tục bỏ qua cơn "làm mình làm mẩy" của Petrolimex?

Sau phát biểu của ông Phó Tổng Giám đốc Petrolimex, nhiều người dân đã mong chờ các nhà quản lý có động thái quyết liệt, không để việc kinh doanh một mặt hàng thiết yếu của nhà nước nằm chủ yếu trong tay một doanh nghiệp suốt ngày kêu lỗ lại còn "khóc lóc ăn vạ". Người dân đồng tình tuyệt đối với quan điểm của ông Vương Đình Huệ trước kia bởi "vắng cô thì chợ vẫn đông". Chỉ còn chờ tiếng nói cho trách nhiệm của những người trong cuộc? Nếu thật sự Petrolimex rút khỏi xăng dầu để phá độc quyền, rất nhiều người dân sẽ xin cảm tạ.


Theo PNToday

 
HỘI TIÊU CHUẨN VÀ BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG VN CẦN QUAN TÂM GIÁ MẶT HÀNG THIẾT YẾU XĂNG DẦU
Hiện nay hai Bộ Công thương và Bộ Tài chính đang đề nghị Chính phủ cho phép các doanh nghiệp xăng dầu được quyền tự định giá, tự tăng tự giảm gía, điều này chắc chắn dẫn đến độc quyền về giá xăng dầu vì Petrolimex đang chiếm lĩnh thị trường xăng dầu của nước ta chiếm tỉ lệ trên 55%. Như vậy người tiêu dùng sẽ không biết kêu ai về giá trong thời gian đến. Thật vậy qua theo dõi diễn biến giá xăng dầu trong những năm qua, khi giá dầu thô trên thế giới mới vừa tăng, thì lập tức các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đã kêu lỗ, đề nghị nhà nước điều chỉnh tăng giá, và đúng thật hai bộ, Bộ Tài chính và Bộ công thươngđã thống nhất điều chỉnh tăng giá ngay. Đến nay thì giá dầu thô thế giới liên tục giảm, thời gian đã quá lâu người dân thì sốt ruột, nhưng không thấy doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu nào đề nghị nhà nước điều chỉnh giá giảm cho phù hợp, các doanh nghiệp thì bảo đây là trách nhiệm của Bộ Tài chính, còn Bộ Tài chính thì đang cân nhắc không biết đến bao giờ ? Đồng chí nguyên Bộ trưởng Tài chính Vương đình Huệ từng phát biểu Vì lợi ích cho trên 86 triệu dân Việt nam chứ không vì lợi ích của hàng chục Doanh nghiệp xăng dầu. Người dân thấy rất vui mừng, nhưng qua theo dõi việc điều chỉnh giá xăng dầu của Bộ Tài chính vừa qua, thì khi giá dầu thô của thế giới tăng thì Bộ Tài chính điều chỉnh tăng giá xăng dầu ngay, nhưng khi giá dầu thô trên thế giới giảm thì việc điều chỉnh giá xăng dầu quá chậm viện đủ lý do phải thực hiện đúng theo Nghị định 84 cp của Chính phủ ,khi được điều chỉnh thì giảm nhỏ gịot làm cho người tiêu dùng quá thất vọng, cuối cùng chỉ làm lợi cho các doanh nghiệp xăng dầu. Nếu thời gian tới Nhà nước lại cho phép các doanh nghiệp xăng dầu được quyền tự định giá sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng, chúng ta biết doanh nghiệp nào cũng vì lợi ích của mình, cho nên khi doanh nghiệp điều chỉnh giá tăng thì dễ dàng, nhưng đến khi điều chỉnh giá giảm ảnh hưởng đến lợi nhuận thì chắc chắn không dễ dàng làm ngay. Do vậy, để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được kịp thời và có trách nhiệm, cần có một tổ chức thực hiện nhiệm vụ này, đề nghị Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt nam, cần quan tâm theo dõi có ý kiến đề xuất kịp thời với các cơ quan có chức năng, để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, sớm điều chỉnh giảm giá xăng dầu được kịp thời.
MINH TRÍ

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây