Việt Nam đứng hạng bảy về tiềm năng phát triển kinh tế

Thứ tư - 02/10/2013 22:59 - Đã xem: 884
Ngày 27.9.2013, công ty Grant Thornton công bố một nghiên cứu mới nhất về chỉ số năng động toàn cầu cho thấy các chỉ số về kinh tế của Việt Nam đứng thứ 27 trong tổng số 60 quốc gia tham gia vào cuộc khảo sát, đạt 54% điểm đánh giá. Quốc gia có chỉ số cao nhất là Australia: 66,5%. Những nước khác trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương như Trung Quốc là 62,7%, Malaysia 59,5%, Hàn Quốc 59,5%, Thái Lan 56,4%, Philippines 55,7% và Indonesia 51,2%.


Năm hạng mục được cho là chìa khoá của một nền kinh tế năng động là môi trường hoạt động kinh doanh, khoa học và kỹ thuật, nguồn nhân lực, mức tăng trưởng kinh tế và điều kiện tài chính.



Ông Ed Nusbaum – tổng giám đốc Grant Thornton toàn cầucho biết bảng xếp hạng dựa trên số liệu GDP cơ bản. Năm hạng mục đượccho là chìa khoá của một nền kinh tế năng động là môi trường hoạt độngkinh doanh, khoa học và kỹ thuật, nguồn nhân lực, mức tăng trưởng kinhtế và điều kiện tài chính. Trong số những hạng mục này đã có 22 điểm dữliệu được đưa ra phân tích.

Việt Nam đứng thứ bảy thế giới về hạng mục tiềm năngphát triển kinh tế, và xếp thứ tư trong nhóm các nền kinh tế mới nổi khuvực châu Á – Thái Bình Dương. Việt Nam đạt được những chỉ số khá tốt sovới các nước có nền kinh tế mới nổi khác trong khu vực châu Á – TháiBình Dương (APAC).

Xét trên mặt bằng chung thế giới, những lĩnh vực ViệtNam cần cải thiện cũng chính là mặt ảnh hưởng chính tới chỉ số pháttriển chung, bao gồm môi trường hoạt động kinh doanh (giảm năm bậc,xuống vị trí thứ 47) và khoa học kỹ thuật (giảm ba bậc, xuống vị trí thứ44). Đây cũng là các lĩnh mực mà Chính phủ và nhà quản lý cần chú ý cảithiện để nâng cao vị thế hiện tại của Việt Nam so với thế giới.

Ở những lĩnh vực nổi bật, Việt Nam đã dần cải thiện cáchạng mục như nguồn nhân lực (tăng sáu bậc, lên hạng bảy), môi trườngtài chính (tăng bốn bậc, lên hạng 26) và mức tăng trưởng kinh tế (tăngnăm bậc, lên vị trí thứ bảy).

Grant Thornton Việt Nam nhận định, vị trí xếp hạng củaViệt Nam tương thích với mức tăng trưởng nhưng đầu tư có dấu hiệu sụtgiảm vì môi trường hoạt động kinh doanh. Với hiện trạng chính trị và tỷgiá tiền tệ ổn định cùng với mức tăng trưởng GDP 5% (mặc dù thấp hơn sovới cùng kỳ năm ngoái) thì các lĩnh vực bán lẻ, giáo dục và chăm sóc ytế vẫn hấp dẫn.

PV/ SGTT

emc
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây