TPBank lên tiếng về trách nhiệm lãnh đạo trong vụ Huyền Như

Thứ tư - 15/01/2014 18:55 - Đã xem: 962

TPBank lên tiếng về trách nhiệm lãnh đạo trong vụ Huyền Như

(Dân trí) - Trước thông tin đại diện VKS giữ quyền công tố tại phiên tòa xét xử đại án tham nhũng do Huyền Như chủ mưu đề nghị xem xét trách nhiệm hình sự đối với lãnh đạo các ngân hàng liên quan trong vụ án, lãnh đạo Ngân hàng Tiên Phong đã lên tiếng.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

Vietcombank bất ngờ thu phí chuyển khoản nội mạng

Samsung đầu tư vào ô tô khi thị trường smartphone bão hòa

Bị can trong vụ “bầu Kiên” đã rời Việt Nam

"Doanh nghiệp da, giày, túi xách thưởng Tết ít nhất 1 tháng lương

Sáng 15/1, Ngân hàng TMCP Tiên Phong – TPBank đã có thông cáo về việc VKSND TPHCM đề xuất xem xét trách nhiệm của lãnh đạo các ngân hàng có liên quan trong vụ án của Huyền Như và đồng phạm, trong đó có nêu tên TPBank.

Trong thông cáo, TPBank cho biết, các vụ việc liên quan đến vụ án trên đã xảy ra từ năm 2011, các lãnh đạo Ngân hàng Tiên phong có liên quan trực tiếp đến vụ việc hiện đều không còn làm việc tại TPBank nữa. Vì vậy việc đề xuất xem xét trách nhiệm của lãnh đạo các ngân hàng có liên quan trong vụ án của Huyền Như và đồng phạm không hề ảnh hưởng đến tình hình hoạt động của TPBank hiện nay.

"Tuy vậy, để làm rõ quan điểm của TPBank về các vấn đề liên quan trong vụ án Huỳnh Thị Huyền Như, TPBank đã có công văn chính thức gửi tới VKSND Tối cao, VKSND TPHCM và TAND TPHCM, khẳng định TPBank đã làm đúng các quy định pháp luật liên quan. Theo đó, các hoạt động ủy thác đầu tư của TPBank với một số công ty tại thời điểm năm 2011 là hợp pháp, đúng qui định pháp luật; TPBank cũng thực hiện ủy thác đầu tư cho các công ty có chức năng nhận ủy thác đầu tư, chứ không phải là ủy thác cho Huỳnh Thị Huyền Như hay bất cứ cá nhân nào", thông cáo của TPBank nói.

TPBank khẳng định không ảnh hưởng gì từ vụ siêu lừa Huyền Như
TPBank khẳng định không ảnh hưởng gì từ vụ siêu lừa Huyền Như

TPBank cũng cho rằng, giao dịch ủy thác giữa ngân hàng này và các công ty nhận ủy thác là giao dịch độc lập, tách biệt hoàn toàn với giao dịch đầu tư của các công ty đó thực hiện với đối tác khác, không có cơ sở pháp lý nào để khẳng định trách nhiệm của đơn vị ủy thác trong việc các đơn vị nhận ủy thác không thu hồi được tiền đầu tư kể cả việc đơn vị nhận ủy thác bị lừa đảo, chiếm đoạt tài sản đầu tư (nếu có).

Việc thu hồi số tiền đã bị thất thoát trong tài khoản của các công ty nhận ủy thácđầu tư này tại Vietinbank là quyền lợi, trách nhiệm của các công ty này. Các công ty này có thể sử dụng các biện pháp mà pháp luật cho phép để thu hồi số tiền này từ các tổ chức, cá nhân đã gây thiệt hại cho họ. Điều này hoàn toàn không liên quan đến TPBank.

“Chúng tôi thấy thông tin về việc đại diện VKSND TPHCM giữ quyền công tố trong vụ án Huỳnh Thị Huyền Như lừa đảo cho rằng TPBank đã vi phạm qui định pháp luật khi thực hiện ủy thác đầu tư,... từ đó đề nghị xem xét trách nhiệm của các lãnh đạo trước đây của TPBank (nếu có) là chưa phù hợp với thực tế và chưa đúng với bản chất của sự việc”, thông cáo của TPBank nêu.

TPBank khẳng định không ảnh hưởng gì từ vụ siêu lừa Huyền Như
Trước đó, VKS giữ quyền công tố tại tòa đề nghị xem xét trách nhiệm hình sự đối với lãnh đạo một số ngân hàng, trong đó có TPBank

Trước đó, trong phần nêu quan điểm tại phiên tòa xét xử Huyền Như và đồng phạm, đại diện VKSND TPHCM giữ quyền công tố tại tòa đã kiến nghị khởi tố bổ sung bị cáo Bùi Ngọc Quyên về hành vi giúp sức cho Như chiếm đoạt 15 tỉ đồng.

Ngoài ra VKS còn kiến nghị khởi tố đối với bà Nguyễn Thị Minh Hương và Trương Minh Hoàng, xem xét trách nhiệm hình sự đối với hai phó giám đốc của Vietinbank chi nhánh TPHCM về hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, đã ký các hợp đồng tiền gửi với nhân viên ACB nhưng không kiểm tra giám sát để Như chiếm đoạt tài sản của Navibank và ACB. Kiến nghị khởi tố Vũ Hồng Hạnh, giám đốc công ty Phương Đông về hành vi giúp sức lừa đảo.

Đại diện VKS cũng cho rằng, cơ quan điều tra và VKSND Tối cao đã truy tố trách nhiệm của các ông Trần Xuân Giá, Nguyễn Đức Kiên (ngân hàng ACB) trong vụ làm thất thoát 718 tỷ của ACB, thì đồng thời các cơ quan tố tụng trung ương cũng phải xem xét trách nhiệm hình sự đối với lãnh đạo các ngân hàng có liên quan (trong đó có TPBank) cũng cùng hành vi với Ngân hàng ACB nhưng chưa được xử lý, nhằm tránh việc so sánh giữa các đối tượng đã bị khởi tố, tạo dư luận không tốt trong xã hội, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật.

Công Quang - Trung Kiên

VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước

Nguồn tin: Báo điện tử Dân Trí

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây