Hội nghị lần thứ 11, Ban chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam khóa X đã diễn ra sáng 2-6, tại Hà Nội.
Tại Hội nghị, các đại biểu dành nhiều thời gian thảo luận Báo cáo của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn khóa X trình Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XI; cho ý kiến về Điều lệ Công đoàn Việt Nan sửa đổi, bổ sung; Đề án nhân sự Ban chấp hành và cơ quan thường trực của Tổng LĐLĐ Việt Nam khóa XI; báo cáo công tác kiểm tra Công đoàn nhiệm kỳ 2008-2013; báo cáo kiểm điểm của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa X và Báo cáo tổng hợp kiến nghị của đoàn viên công đoàn và người lao động với Đảng, Nhà nước qua Đại hội Công đoàn các cấp…
Đến dự và phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đánh giá cao vai trò của Công đoàn trong tham gia giải quyết việc làm, cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho công nhân viên chức, người lao động. Công đoàn các cấp đã có nhiều cố gắng, chủ động tham gia xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, trong đó có Bộ luật Lao động năm 2012 và Luật Công đoàn năm 2012; tham gia giải quyết chính sách, chế độ cho người lao động…
Chương trình “Tấm lưới nghĩa tình vì ngư dân Hoàng Sa, Trường Sa” của Quỹ Tấm lòng vàng Người Lao Động
phối hợp với LĐLĐ tỉnh Khánh Hòa hỗ trợ ngư dân địa phương. Trong ảnh: Ông Nguyễn Hòa, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Khánh Hòa,
trao tiền hỗ trợ cho 12 gia đình ngư dân. Ảnh: KỲ NAM
“Công đoàn các cấp đã triển khai có hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, các hoạt động trong “Tháng Công nhân” thu hút đông đảo người lao động, doanh nghiệp tham gia hưởng ứng. Công đoàn đã thành lập, phát huy hiệu quả mô hình Nghiệp đoàn nghề cá và “Chương trình tấm lưới nghĩa tình”, góp phần quan trọng hỗ trợ, bảo vệ lợi ích của người lao động, ngư dân các địa phương gắn với bảo vệ chủ quyền quốc gia…” – Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh thêm.
Thực hiện Nghị quyết của Đảng về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đầy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân yêu cầu Công đoàn có những phương pháp phù hợp, không ngừng nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên, đoàn viên và nhân dân về các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam.
Bên cạnh đó, Tổng Liên đoàn Lao động cần thường xuyên phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng giải quyết tốt vấn đề quan hệ lao động, khắc phục tình trạng tranh chấp lao động, đình công không đúng trình tự pháp luật, bảo vệ quyền lợi người lao động khi doanh nghiệp phá sản, giải thể…
Tiến tới Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XI, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị Tổng LĐLĐ Việt Nam cần tập trung chỉ đạo các bộ phận chức năng tiếp thu ý kiến của các đại biểu tại hội nghị, hoàn chỉnh nội dung Văn kiện Đại hội bám sát các chỉ đạo của Đảng, sự giúp đỡ của chính quyền để tổ chức Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XI thành công.
Dịp này, Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trao Cờ thi đua cho 22 tập thể có thành tích xuất sắc trong quá trình thực hiện Chương trình phát triển đoàn viên giai đoạn 2008-2013.
N.Duy
NHÀ NƯỚC CẦN CÓ CHÍNH SÁCH HỔ TRỢ NGƯ DÂN CÓ ĐIỀU KIỆN ĐÓNG TÀU THUYỀN CÔNG SUẤT LỚN VÀ ĐÓNG BHXH TỰ NGUYỆN
Việc thành lập Tập đoàn tàu cá hiện nay ở tỉnh Bình định hay Tổ hợp tác sản xuất khai thác hải sản hiện nay ở các tỉnh duyên hải miền trung như Đà nẵng, Qủang nam, Qủang ngãi, Bình thuận vv…bên cạnh đó Công đoàn đã thành lập, phát huy hiệu quả mô hình Nghiệp đoàn nghề cá, và đã tổ chức “Chương trình tấm lưới nghĩa tình”, góp phần quan trọng hỗ trợ, bảo vệ lợi ích của người lao động, ngư dân gắn với bảo vệ chủ quyền quốc gia…Đây là một mô hình rất hay cần thiết trong tình hình hiện nay, ngư dân liên tục bị tàu thuyền của Trung quốc uy hiếp không cho ngư dân đánh cá ngoài biển đông thuộc chủ quyền của nước ta, đề nghị Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn, Tổng liên đoàn lao động Việt nam nên nhân rộng mô hình trong phạm vi cả nước.
Tập đoàn tàu cá, Nghiệp đoàn nghề cá hay Tổ hợp tác sản xuất không chỉ giúp ngư dân yên tâm khi đánh cá trên biển mà còn góp phần bảo vệ an ninh trật tự tại các ngư trường. Gắn lợi ích kinh tế của các tổ với việc bảo vệ ngư trường sẽ góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo, đẩy lùi việc xâm lấn ngư trường của tàu nước ngoài. Trong thời gian vừa qua có nhiều tàu lạ liên tục tấn công vào thuyền của bà con ngư dân , mới đây liên tục các tàu của Trung quốc ngang nhiên bắn, đâm vào tàu đánh cá của bà con ngư dân, làm uy hiếp tinh thần đe dọa về tính mạng, làm hư hỏng thuyền đã làm tổn thất đến tài sản của ngư dân , nhưng với tinh thần yêu nghề gắn biển, gắn quê hương tổ quốc , ngư dân không nản lòng vẫn quyết tâm khắc phục khó khăn để tiếp tục đóng tàu thuyền khác tiếp tục ra biển khai thác hải sản . Có thể nói mỗi ngư dân là mỗi chiến sỉ bảo vệ vùng biển thiêng liêng của tổ quốc Việt nam thân yêu. Nhà nước sớm có chính sách hổ trợ cho ngư dân thồng nhất trong phạm vi cả nước. Trước tiên Nhà nước tạo điều kiện về vốn vay ưu đãi từ các ngân hàng thương mại, cho ngư dân vay đóng thuyền với quy mô công suất lớn hơn, như ngư dân Bình Định đầu tư vốn đóng tàu công suất lớn, mang lại hiệu quả kinh tế cao và đã tạo việc làm ổn định cho nhiều ngư dân khác, đồng thời có chính sách hổ trợ ngư dân có thể đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, để đến khi lớn tuổi không thể đánh bắt hải sản nữa có thể nhận chế độ hưu trí yên tâm đảm bảo cuộc sống trong thời gian đã quá tuổi lao động.
Ngư dân là một lực lượng lao động rất lớn trên biển , nếu ở trong độ tuổi theo Luật dân quân tự vệ, thì hàng năm cơ quan quân sự địa phương có trách nhiệm huấn luyện cho đối tượng này. Nên thành lập lực lượng Dân quân cơ động trên biển phối hợp với lực lượng Cảnh sát biển, Biên phòng để thực hiện những nhiệm vụ cần thiết, trong công tác tuần tra vùng biển thềm lục địa thuộc hải phận của nước ta. Có như vậy ngư dân mới được hưởng các chính sách của nhà nước, trong quá trình bảo vệ vùng biển của tổ quốc, nếu xãy ra bị xâm hại đến bản thân mình, gia đình thân nhân không bị thiệt thòi. Ngư dân là lao động chính trong gia đình , người phụ nữ phụ thuộc ở nhà không làm gì con cái thì quá đông, những năm qua có những trường hợp thuyền đi đánh bắt hải sản, do bị thiên tai bão lụt bất ngờ không kịp thời vào bờ lánh nạn, người chồng không trở về nữa, người vợ không biết làm gì để nuôi con mình, đây là gánh nặng của gia đình cũng như xã hội. Đề nghị Bộ lao động thương binh xã hội nên có đề án đào tạo nghề cho phụ nữ ở các làng chài , tạo công ăn việc làm cho họ , như vậy người chồng có đi đánh bắt hải sản cũng rất yên tâm. Bộ tài chính nghiên cứu sớm có văn bản cho phép thành lập Qũy hổ trợ ngư dân, hướng dẫn nguồn trích qũy và sử dụng qũy cho đúng quy định của pháp luật .
MINH TRÍ