Côn trùng - bậc thầy những phép ngụy trang kỳ diệu

Thứ sáu - 28/03/2014 03:19 - Đã xem: 1302
Khác những gì các chuyên gia suy đoán, việc ngụy trang không phải xuất hiện theo thời gian, qua chọn lọc tự nhiên mới có được mà đã xuất hiện từ lâu - từ thời khủng long.
Loài bọ ngựa Deroplatys trigonodera bắt chước hình dáng chiếc lá úa 

Loài bọ ngựa Deroplatys trigonodera bắt chước hình dáng chiếc lá úa 

 

Khi nói đến sinh học, ta nghĩ ngay đến chuyện ngụy trang ở mọi lúc, mọi nơi để sinh tồn: Sư tử sử dụng màu lông để trà trộn vào những đám cỏ thảo nguyên, ếch trang bị màu da để hòa hợp với môi trường màu xanh chúng sinh sống, bậc thầy ngụy trang nữa là tắc kè – đổi màu phù hợp với màu nền sinh sống.

Các nhà khoa học từ lâu đã bị cuốn hút vào những cách ngụy trang của các con vật. Với những nhà khoa học cùng thời Darwin như Alfred Russel Wallace , ngụy trang là bằng chứng thuyết phục về sức mạnh của chọn lọc tự nhiên. Những con vật có thể hòa trộn với môi trường ít bị chú ý, ăn thịt và có khả năng di truyền gien cho đời sau.

Tuy nhiên, theo một nghiên cứu được các nhà khoa học công bố cuối tuần qua, việc ngụy trang giống những chiếc lá của các loài vật đã xuất hiện lâu hơn những gì các chuyên gia nghĩ – thời khủng long.

 

Bọ ngựa phong lan Hymenopus coronatus bắt chước hoa để dụ dỗ con mồi. 4 chiếc chân của nó trông không khác nào những cánh hoa.

Bọ ngựa phong lan Hymenopus coronatus bắt chước hoa để dụ dỗ con mồi. 4 chiếc chân của nó trông không khác nào những cánh hoa.

 

Loài ruồi đèn lồng Fulgora sp. ngụy trang hoàn hảo trên một thân cây, tại vườn quốc gia Soberania, Panama. Khi muốn xua đuổi kẻ thù, nó xòe cánh để lộ những chấm lớn nhằm đe dọa kẻ săn mồi.

Ruồi Fulgora sp. ngụy trang thành một phần thân cây tại vườn quốc gia Soberania, Panama

 

Con châu chấu màu địa y này trông không khác gì một phần của thân cây phủ đầy địa y để tránh kẻ thù. Thú vị hơn, con châu chấu này ăn chính những cây địa y mà nó ngụy trang thành.

Con châu chấu trông không khác gì một phần của thân cây phủ đầy địa y để tránh kẻ thù. Thú vị hơn, con châu chấu này ăn chính những cây địa y mà nó ngụy trang thành.

 

Không loài động vật nào muốn ăn một chiếc lá úa cả. Vì vậy, loài bướm lá Kallima sp. thật may mắn khi sở hữu màu cánh không khác gì một chiếc lá tàn úa.

Loài bướm lá Kallima sp. sở hữu màu cánh y hệt chiếc lá úa khiến các con vật không thèm để mắt tới

 

Bọ cây Lonchodes sp. tự bảo vệ bản thân bằng vẻ ngoài không khác nào một cành cây nhỏ. Để thêm phần thuyết phục, nó cũng di chuyển rất chậm, bắt chước những cành cây đung đưa trong gió.

Bọ cây Lonchodes sp. tự bảo vệ bản thân bằng vẻ ngoài y như cành cây khẳng khiu. Thêm nữa, nó di chuyển rất chậm, bắt chước những cành cây đung đưa trong gió.

 

Sâu xanh lá Tanaecia sp. hòa lẫn khéo léo vào môi trường. Con sâu này còn giật nhẹ thân mình để giống như những chiếc lá cản gió

Sâu xanh lá Tanaecia sp. hòa lẫn khéo léo vào môi trường. Con sâu này còn giật nhẹ thân mình để giống như những chiếc lá cản gió

 

Loài bọ lá Phyllium giganteum không chỉ có màu sắc và hình dáng khớp hoàn toàn với lá cây, mà còn biết rung rinh thân mình trong khi di chuyển để bắt chước những chiếc lá rung trong gió.

Loài bọ lá Phyllium giganteum không chỉ có màu sắc và hình dáng khớp hoàn toàn với lá cây, mà còn biết rung rinh thân mình trong khi di chuyển để bắt chước những chiếc lá rung trong gió.

 

L. Thoa (Theo Nationalgeographic)

Nguồn tin: Người Lao Động

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây