Trong đó có các điểm mới mà thí sinh cần lưu ý như sau:
1. Thí sinh chỉ được đăng ký xét tuyển khi dùng bản gốc giấy chứng nhận kết quả thi, không được dùng bản sao như năm trước. Đối với những thí sinh không trúng tuyển nguyện vọng đăng ký ban đầu và có điểm thi ĐH, CĐ từ mức điểm sàn của Bộ GD-ĐT trở lên thì các trường sẽ in, đóng dấu đỏ và cấp 3 giấy chứng nhận kết quả thi.
2. Các trường chủ động trong việc xét tuyển theo nguyên tắc: Điểm trúng tuyển đợt xét tuyển sau không thấp hơn điểm trúng tuyển đợt xét tuyển trước, xét tuyển thí sinh có kết quả thi từ điểm cao trở xuống cho đủ chỉ tiêu và chênh lệch điểm trúng tuyển giữa các nhóm đối tượng là 1 điểm và giữa các khu vực là 0,5 điểm (trừ các trường ĐH, CĐ đóng trên địa bàn các tỉnh thuộc khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ có quy định riêng).
Các trường có thể xác định điểm trúng tuyển theo khối thi, ngành học hoặc điểm trúng tuyển chung.
3. Các trường có thể thực hiện nhiều đợt xét tuyển nhưng thời gian xét tuyển mỗi đợt kéo dài ít nhất 20 ngày. Thời hạn kết thúc xét tuyển vào ngày 30-10. Thời hạn nhận hồ sơ xét tuyển vào ngày 20-8.
4. Bộ GD-ĐT bổ sung quy định về việc chấm thanh tra tối thiểu 5% tổng số bài thi đối với mỗi môn thi tự luận.
5. Bộ GD-ĐT tuyển thẳng học sinh tham gia tập huấn đội tuyển dự thi Olympic khu vực và quốc tế; học sinh trong đội tuyển tham dự hội thi sáng tạo khoa học kỹ thuật quốc tế đã tốt nghiệp THPT. Nếu chưa tốt nghiệp THPT sẽ được bảo lưu kết quả đến khi tốt nghiệp.
Các mốc thời gian cần ghi nhớ: • Từ ngày 11-3 đến 11-4: Nộp hồ sơ đăng ký dự thi, lệ phí đăng ký dự thi theo hệ thống của sở GD-ĐT • Từ ngày 12-4 đến 19-4: Nộp hồ sơ đăng ký dự thi tại các trường ĐH có tổ chức thi. • Ngày 4, 5-7: Thi đại học khối A, A1 và V. • Ngày 9, 10-7: Thi đại học khối B, C, D và các khối năng khiếu. • Ngày 15, 16-7: Thi cao đẳng tất cả các khối thi. |