Dịch tả lợn Châu Phi xuất hiện và làm 141 con lợn nhiễm bệnh, buộc phải tiêu hủy. Ngành chức năng và các địa phương đang tăng cường khoanh vùng, chủ động phòng ngừa, dập dịch và hướng dẫn vệ sinh chuồng trại để bảo vệ đàn lợn nhằm hạn chế thiệt hại tài sản của người dân.
Phát huy những điều kiện thuận lợi về điều kiện tự nhiên, nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh đã chú trọng phát triển chăn nuôi các loại gia cầm và đã đưa lại hiệu quả kinh tế cao.
Gia đình anh Nguyễn Xuân Phúc, thôn Đắk Tiên, xã Đắk N’Drung (Đắk Song) đã nuôi gà thả vườn hơn 3 năm nay. Trong khu vườn cà phê gần 3 sào, gia đình anh đã đầu tư xây dựng chuồng trại, giăng lưới xung quanh vườn để nuôi từ 1.000 đến 2.000 con.
Sau khi tìm hiểu, học tập kinh nghiệm từ những người khác, vợ chồng anh Đào Thanh Hùng và chị Trịnh Thị Xuân Hiền ở thôn Tân Tiến, xã Đắk Ru (Đắk R’lấp) đã nuôi thử nghiệm heo rừng.
Hội Nông dân thị trấn Ea T’ling (Chư Jút) vừa thành lập Tổ hợp tác chăn nuôi trồng trọt tại tổ dân phố 2, với sự tham gia của 12 hộ nông dân. Hiện tại, Tổ hợp tác chăn nuôi và trồng trọt có gần 21 ha đất sản xuất, 3.600 m2 ao, hồ, 1.600 m2 chuồng trại…
Sau thời gian dài vắng bóng, gà đẻ loại thải nhập khẩu từ Hàn Quốc lại xuất hiện trên thị trường, đặc biệt là trong hệ thống siêu thị, quán phở gà ta, nhà hàng…
Tận dụng mảnh đất nhỏ sát bờ ao, gia đình ông Nguyễn Thành Lũy (ngụ xã Bàu Năng, huyện Dương Minh Châu, Tây Ninh) đã xây dựng chuồng trại để nuôi hàng ngàn con tắc kè, thu lợi trên 50 triệu đồng/năm.