Ông Edwin Lacierda, phát ngôn viên của tổng thống Philippines, cho biết các khoản đầu tư của Trung Quốc không thể ngăn Philippines theo đuổi vụ kiện Bắc Kinh xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của nước này.
Ông nói: “Với tranh chấp trên biển Đông, không thể có cách nào khác ngoài phân xử của tòa án".
Edwin Lacierda, phát ngôn viên của tổng thống Philippines. Ảnh: Philstar
Nhắc đến các phát biểu của Đại sứ Trung Quốc tại Philippines Zhao Jianhua hôm 10-6 trong lễ kỷ niệm Ngày Hữu nghị Trung Quốc - Philippines lần thứ 13, ông Lacierda nói: "Chúng ta hoan nghênh sự thay đổi giọng điệu này. (...) Nhưng còn phải chờ xem tuyên bố chính thức của Bộ Ngoại giao Trung Quốc".
Trước đó, ông Zhao nói Trung Quốc và Philippines phải giải quyết tranh chấp bằng phương cách hòa bình, phù hợp và rằng Trung Quốc coi trọng mối quan hệ với Philippines. Theo ông này, thương mại hai chiều giữa Trung Quốc và ASEAN đạt 443,6 tỉ USD trong năm 2013, tăng 10,9% so với với năm trước. Trung Quốc đầu tư hơn 100 tỉ USD vào ASEAN và là đối tác thương mại lớn nhất của khối trong 4 năm rưỡi qua.
Phát ngôn viên Lacierda nói Philippines có thể hợp tác với Trung Quốc một cách tích cực trên các lĩnh vực thương mại và đầu tư, ngoại trừ vụ kiện trên biển Đông.
KIÊN QUYẾT KHÔNG THỎA HIỆP VỚI TRUNG QUỐC VỀ BIỂN ĐÔNG
Đây chính là thái độ cương quyết của Chính phủ Philippines, thể hiện quan điểm lập trường của mình không khoan nhượng trong việc sử dụng “Biện pháp hòa bình”, là giải pháp hết sức đúng đắn. Nhà báoWilliam Pesek, cây bút bình luận của Bloomberg, nhận định trên tờ Jakarta Globe: “Không thể hóa giải vấn đề bằng đàm phán song phương bởi lẽ Trung Quốc sẽ không bao giờ sòng phẳng ở cấp độ này, nhất là khi có sức mạnh kinh tế và quân sự trong tay”. Trung quốc hiện nay đang đuối lý về bản đồ đường lưỡi bò, không có cơ sở pháp lý chứng minh chủ quyền, vì vậy muốn thỏa hiệp ngầm với Phillines. Chính vì vậy chỉ có Tòa án Trọng tài quốc tế về Luật biển của Liên hiệp quốc đứng ra giải quyết tranh chấp và đưa ra phán quyết là hợp lý nhất. Có như vậy Trung Quốc không thể đạt được mục đích bản đồ "đường lưỡi bò" trên vùng biển Đông. Đây cũng là cơ hội cho Việt nam, đề nghị Bộ ngoại giao nước ta sớm khởi kiện Trung Quốc ra Toà án Trọng tài quốc tế về Luật Biển, bởi chỉ làm như vậy chúng ta mới có cơ hội giành lại chủ quyền quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc đã đánh chiếm từ năm 1974 cũng như đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà Trung Quốc đã đánh chiếm từ năm 1988 và yêu cầu Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 (Haiyang Shiyou-981) ra khỏi vùng biển Đông thuộc chủ quyền của nước ta,
MINH TRÍ
Nguồn tin: Người Lao Động
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
<img alt="dsc00041" height="720" src="/uploads/photos/dsc00041.jpg" width="1280"...