Âm mưu nào của Trung Quốc lo ngại “người nhái” Việt Nam ?

Thứ tư - 18/06/2014 23:19 - Đã xem: 10387
Trong cuộc tập trận “Tác chiến trên biển – 2014” mới kết thúc giữa Trung Quốc và Nga, hải quân hai nước không chỉ tập trung vào các hạng mục phối hợp tác chiến trên biển, đối phó với các tình huống đặc biệt như phòng thủ bãi thả neo, mà còn có thêm hạng mục đối phó với sự tấn công của người nhái bởi theo báo chí Trung Quốc, quân đội nước này rất lo ngại trước người nhái của Việt Nam. Đây là vấn đề đặt ra rất nhiều dấu hỏi nghi vấn, cần lời giải đáp.

Những thông tin nghi ngờ


Theo tờ Phượng Hoàng (Hồng Kông), 40% tổn thất trong các cuộc chiến tranh trên biển trên toàn cầu xảy ra ở bãi mìn. Vụ Trân Châu Cảng  là một ví dụ điển hình về sự thất bại trong phòng thủ bãi thả neo. Hoạt động phòng ngự tại bãi thả neo rất quan trọng là do có 4 nguyên nhân: Một là, neo tiếp giáp với đất liền, lúc này tàu chiến thường chạy theo đường thẳng, tính cơ động khá kém, dễ bị mai phục tấn công; Hai là tàu thuyền từ nhổ neo đến chạy cơ động thường mất ít nhất 20 phút, trong quãng thời gian này, tàu chiến khá tĩnh, vận hành với tốc độ chậm; Ba là, tàu nhỏ hoặc người nhái đến thấn công thường khó phát hiện qua các biện pháp kỹ thuật vì mục tiêu quá nhỏ; Bốn là, sau khi tàu thuyền vào neo đậu, thủy thủ thường mất cảnh giác, tinh thần khá uể oải. Người nhái là lực lượng tinh nhuệ có thể tấn công bãi thả neo.

Cuộc tập trận “Tác chiến trên biển – 2014” mới kết thúc giữa Trung Quốc và Nga có thêm hạng mục đối phó với sự tấn công của người nhái

Trong bài viết có tựa đề Giải mật “lực lượng người nhái Việt Nam” đăng trên tờ Liêu vọng của Trung Quốc mới đây chỉ ra rằng, “người nhái” Việt Nam có thể lặn cách tàu chiến của kẻ địch 3-4 mét và kích nổ thủy lôi, khiến vỏ tàu bị thiệt hại nặng nề.


Một quan chức hải quân giấu tên của Trung Quốc cho biết, trang bị kỹ thuật của người nhái Mỹ tân tiến nhất, trong khi đó, người nhái Việt Nam lại là lực lượng có cường độ huấn luyện cao nhất, ý chí kiên định nhất trong các quốc gia Đông Nam Á bởi khi đã rời tàu đánh cá vũ trang hoặc tàu ngầm, họ không quay lại mặt trận nữa, hoặc là quyết tử, hoặc là tác chiến độc lập với kẻ địch. Mỗi người nhái Việt Nam có thể mang theo 500 kg thuốc nổ và lặn xuống ở độ sâu 50 mét, “nín thở” trên 24 tiếng đồng hồ, hoặc nấp ở những chỗ kín mà không bị phát hiện.


Hàng không mẫu hạm bị 6 người đánh chìm
  

Trong thời gian chiến tranh Việt Nam, miền Bắc Việt Nam hết sức coi trọng hoạt động tác chiến đặc chủng dưới nước, lực lượng du kích miền Bắc và miền Nam Việt Nam đều có lực lượng thủy quân. Nhiệm vụ của lực lượng này bao gồm mọi khu vực dưới nước như biển, cửa sông, kênh đào, sông..., mục đích là ngăn cản quân đội Mỹ sử dụng dòng nước.
  

Đối tượng tấn công của lực lượng này là các mục tiêu gần nước, bao tồm tàu thương mại và tàu chiến, cầu, bến cảng và các căn cứ quân sự nổi trên mặt nước, căn cứ quân sự bờ biển, trạm phát điện...
Một trong lực lượng cốt cán của bộ đội thủy binh là người nhái. Họ sử dụng nhiều biện pháp để tấn công tàu thuyền, 3 cách đưa người nhái hay sử dụng nhất xuống nước là mang theo ống thông khí để lặn, đáp tàu nhỏ, sử dụng dụng cụ thở dưới nước, hình thức tấn công bao gồm phục kích dưới nước, gài thuốc nổ, mìn, hủy hoải cầu đường...

Ngày 1-5-1964, 6 người nhái của lực lượng du kích miền Bắc Việt Nam đã mai phục ở hải cảng, dùng thủy lôi từ tính phá hủy khoang động lực của mẫu hạm mang số hiệu Card của quân đội Mỹ. 20 phút sau, mẫu hạm khổng lồ nặng 15.000 tấn này đã chìm nghỉm. Trong thời gian xảy ra chiến tranh ở Việt Nam, lực lượng thủy binh của Việt Nam đã đánh chìm gần 1.000 tàu chiến của Mỹ.

Tờ Liêu Vọng đánh giá, “Việt Nam tập trung phát triển lực lượng người nhái  át chủ bài nhằm bảo vệ chủ quyền biển bảo và vùng đặc quyền kinh tế trong tình hình mới. Mỗi năm có khoảng 30-50 người nhái được đào tạo. Để phục vụ cho hoạt động huấn luyện tác chiến của lực lượng người nhái, Việt Nam đã mua các tàu ngầm loại nhỏ từ nước ngoài, chủ yếu huấn luyện hành tác chiến đổ bộ và tấn công tàu địch. Ngoài ra người nhái cũng được đào tạo nhiệm vụ trinh sát, đột nhập vào khu vực của địch.

Chương trình huấn luyện ngặt nghèo
 

Với tư cách là lực lượng tinh thuệ của quân đội Việt Nam, hoạt động huấn luyện của lực lượng xung kích với người nhái đóng vai trò chủ đạo diễn ra hết sức ngặt nghèo. Nội dung huấn luyện được bắt đầu từ việc lặn sâu dưới nước bắt đồ vật. Đây là hoạt động huấn luyện khó khăn nhất, mỗi người nhái phải mang theo trọng lượng nặng 200 kg, sau đó tăng lên 500 kg và lặn ở độ sâu 20-50m.

Đặc công nước Việt Nam được báo Trung Quốc nói là thiện chiến nhất Đông Nam Á

Trong điều kiện hoàn toàn tối tăm, người lính sẽ nắm được độ nông sâu nhờ một dụng cụ đặc biệt. Đây là nhiệm vu tiêu hao rất nhiều sức lực bởi sóng dưới vùng nước sâu rất mạnh.
 

Ngoài ra binh sĩ còn phải huấn luyện khả năng chìm dưới nước mà không hề nhúc nhích, chuẩn bị phục kích mục tiêu đã định. Kỷ lục hiện tại là mai phục dưới vùng nước biển sâu liên tục 24 giờ liền. Trong mùa đông nhiệt độ của nước giảm xuống còn 8-10 độ, người nhái vẫn phải huấn luyện bơi lội thường quy. Hàng năm, lực lượng đặc chiến được cửa 3 lần đến biển Đông để tiến hành đợt huấn luyện dã chiến kéo dài từ 30 đến 50 ngày.
 

Thần kinh tiền đình của các chiến sĩ người nhái của Việt Nam rất tốt, giúp họ giữ được cân bằng và độ cảm nhận về phương hướng trong các vận động quay tròn cực kỳ khó khăn và sau khi vận động.  
  

Mùa hè, sân bãi huấn luyện của lực lượng đặc chiến sẽ được chuyển lên bộ. Hình thức huấn luyện thường là vùi mình trong cát bị mặt trời chiếu nóng để rèn luyện năng lực ngụy trang và ý chí kiên định. Khi nhiệt độ ngoài trời là 35 độ C thì nhiệt độ trong cát có thể lên tới 37-45 độ C. Năng lực ngụy trang này có thể áp dụng vào các đợt tấn công thành phố hoặc phòng thủ ở các địa điểm kiên cố, dĩ nhiên cũng bao gồm cả bãi biển.
 

Cuối cùng tờ Liêu Vọng kết luận, hoạt động huấn luyện trình độ cao của lực lượng người nhái Việt Nam đã khiến trình độ chiến thuật của họ hết sức cao siêu, một số nhiệm vụ mà lực lượng này thực hiện từng khiến quân đội Mỹ cảm thấy thật sự khó tin. Lực lượng này chỉ huy chiến đấu cũng rất linh hoạt, các chiến sĩ có kỹ năng hành động tự chủ, ít bị trói buộc bởi sự chỉ huy của cấp trên, có thể tác chiến độc lập trong tình huống không có chi viện, và cũng bảo mật tốt. Đây sẽ là một trong những lực lượng chủ chốt để Việt Nam  đối phó với những xung đột trên biển.

 

                                                                                                                             Thành Nam

Nguồn tin: Báo Tầm Nhìn Online

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây