Lo lắng này được đánh động sau khi chính phủ Maldives vừa chỉnh sửa hiến pháp cho phép nhà đầu tư nước ngoài có vốn hơn 1 tỉ USD sở hữu đất đai trên lãnh thổ mình. Điều kiện kèm theo là khoảng 70% diện tích đất sở hữu phải được cải tạo từ biển.
Theo tạp chí The National Interest (Mỹ), Ấn Độ đang lo ngại Trung Quốc nhân cơ hội này mở rộng quy mô 1.200 hòn đảo của Maldives - vốn có vị trí chiến lược ở Ấn Độ Dương. Bà Eva Abdullah, 1 trong 14 nghị sĩ Maldives bỏ phiếu chống lại việc chỉnh sửa hiến pháp, nói với tạp chí The Diplomat rằng Trung Quốc có thể biến đất nước bà thành “thuộc địa” và lập căn cứ quân sự cạnh tranh với Ấn Độ.
New Delhi có lý do để lo ngại vì tháng 9 năm ngoái, Maldives ký thỏa thuận với một công ty Trung Quốc để nâng cấp sân bay quốc tế sau khi hủy hợp đồng trị giá 511 triệu USD với Công ty GMR Infrastructure (Ấn Độ)
Tổng thống Maldives Abdulla Yameen (trái) bắt tay Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
trong chuyến thăm Giang Tô – Trung Quốc năm 2014. Ảnh: Tân Hoa Xã
Liên quan đến tình hình biển Đông, thẩm phán Tòa án Tối cao Philippines Antonio Carpio ngày 29-7 cho biết Trung Quốc đã “phá hoại” tổng cộng 17 bãi đá trong quá trình cải tạo trái phép ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Theo ông Carpio, Bắc Kinh tập trung cải tạo 7 bãi đá chính và nạo vét 10 bãi đá còn lại để bồi đắp cho 7 bãi đá này.
Cùng ngày, phó trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách khu vực Nam Á và Đông Nam Á, bà Amy Searight, kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) lên tiếng mạnh mẽ hơn để hỗ trợ Mỹ trong cuộc đối đầu với Trung Quốc về vấn đề biển Đông. Theo bà Searight, phương pháp tiếp cận của Mỹ ở biển Đông là yêu cầu Trung Quốc ngưng cải tạo đất và lập tiền đồn quân sự trái phép.
Nguồn tin: Người Lao Động
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
<img alt="dsc00041" height="720" src="/uploads/photos/dsc00041.jpg" width="1280"...