Theo báo cáo tại hội nghị, tại Trung Quốc, từ đầu năm 2014 đến nay đã ghi nhận 208 trường hợp người mắc cúm A/H7N9, trong đó đã có 20 ca tử vong. Nguy hiểm hơn là virus cúm A/H7N9 không gây bệnh lâm sàng trên gia cầm và hiện chưa có vắc xin phòng bệnh. Tại Việt Nam, dịch cúm A/H5N1 trên đàn gia cầm đã xuất hiện tại 14 tỉnh, trong đó có 5 tỉnh đã công bố dịch với tổng số gia cầm bị tiêu hủy là 30 ngàn con. Đã có 2 trường hợp người tử vong do cúm A/H5N1 trong tháng 1/2014 tại tỉnh Bình Phước và Đồng Tháp. Theo nhận định của Tổng Cục Thú y, sau Tết, thời tiết lạnh là môi trường thuận lợi cho dịch cúm gia cầm phát triển. Đặc biệt, nhu cầu tiêu thụ gia cầm tăng mạnh trong dịch trước, trong và sau Tết Nguyên đán sẽ làm tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh. Trước tình hình dịch cúm gia cầm H5N1 ở trong nước và dịch cúm A/H7N9 trên người ở các nước láng giềng như Trung Quốc, Campuchia diễn biến phức tạp, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành một số quyết định phòng chống dịch cúm. Tại hội nghị, Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm đã yêu cầu các tỉnh, thành phố khẩn trương có “Kế hoạch hành động ứng phó khẩn cấp đối với các chủng virus cúm gia cầm nguy hiểm có khả năng lây sang người”; Tuyên truyền cho người chăn nuôi, buôn bán thực hiện tốt công tác vệ sinh, tiêu độc khử trùng; tăng cường lấy mẫu giám sát trên gia cầm và môi trường phát hiện virus cúm A/H7N9; thực hiện nghiêm túc việc kiểm dịch tận gốc và khi phát hiện có virus cúm phải báo ngay cho cơ quan chức năng. Bảo Ngọc – Chấn Hưng |
Nguồn tin: Đài PT-TH Đăk Nông
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
<img alt="dsc00041" height="720" src="/uploads/photos/dsc00041.jpg" width="1280"...