Cũng theo thông tư này (có hiệu lực từ 20.1.2013), người bán thức ăn đường phố phải tham gia tập huấn về ATTP và được cấp giấy chứng nhận tập huấn kiến thức về ATTP; trang phục phải sạch, dùng găng tay sử dụng một lần khi tiếp xúc với thực phẩm.
Các phương tiện kinh doanh thực phẩm ăn ngay bán rong phải có khoang riêng chứa thực phẩm chín, đảm bảo chống được bụi, bẩn, mưa nắng, côn trùng. Nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, thực phẩm bao gói, chế biến sẵn bảo đảm có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và bảo đảm ATTP theo quy định. Đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống (căng tin, nhà hàng trong khách sạn, bếp ăn tập thể) phải lưu mẫu thực phẩm trong 24 giờ sau khi chế biến. Thực phẩm phải được bảo quản, trưng bày trên giá cao tối thiểu 60 cm cách mặt sàn; có khu vực rửa tay, nhà vệ sinh cách biệt; ít nhất có một bồn rửa tay đủ cho 50 người ăn, có ít nhất một nhà vệ sinh đủ cho 25 người.
|
Ông Trần Quang Trung - Cục trưởng Cục ATTP, Bộ Y tế - cho biết sở y tế tỉnh, thành phố và cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm kiểm tra các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống và thức ăn đường phố trên địa bàn quản lý.
Việc xử phạt hành chính trong lĩnh vực ATTP áp dụng theo Nghị định 91 của Chính phủ (có hiệu lực từ 20.12.2012), quy định mức xử phạt rất nặng so với quy định cũ. Cơ sở có thể bị xử phạt đến 10 triệu đồng nếu người sản xuất không tuân thủ thực hành đảm bảo yêu cầu về ATTP. Hành vi sử dụng hóa chất không rõ nguồn gốc bị xử phạt 15-25 triệu đồng; sử dụng hóa chất cấm xử phạt 30-50 triệu đồng. Mức phạt tiền tối đa với một lần vi phạm hành chính về ATTP lên đến 100 triệu đồng.
Đây là một thông tư được người tiêu dùng ủng hộ, vấn đề là phải tổ chức cho được một lực lượng đủ để có thể tiến hành kiểm tra thường xuyên và xử phạt kịp thời.
Liên Châu
Nguồn tin: Báo Thanh Niên Online
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
<img alt="dsc00041" height="720" src="/uploads/photos/dsc00041.jpg" width="1280"...