Theo VNE, ngày 24/12, tại triển lãm SEMICON tại Nhật Bản, Ban chỉ đạo Chương trình Phát triển vi mạch TP HCM đã lần đầu tiên giới thiệu những con chip vi mạch đầu tiên do người Việt sản xuất.
Đây là triển lãm quy mô toàn cầu, hội tụ tất cả các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực công nghiệp chế tạo, sản xuất và thiết kế vi mạch, đồng thời cũng là dịp để các nhà nghiên cứu từ các viện, trường trao đổi thành tựu trong vi mạch.
Tại triển lãm, Trung tâm Nghiên cứu Đào tạo và Thiết kế vi mạch (ICDREC) đã giới thiệu những thành quả nghiên cứu của Việt Nam như con chip đầu tiên SG8V1, HF RFID, ADC 24, UHF RFID. ICDREC cũng đưa ra những sản phẩm ứng dụng được xây dựng dựa trên nền tảng chip do người Việt thiết kế.
Buổi thuyết trình 30 phút với chủ đề “Tiềm năng của chúng tôi – Cơ hội của bạn” của đại diện TP.HCM trước các công ty và nhà đầu tư nước ngoài về cơ chế chính sách, môi trường và cơ hội đầu tư lĩnh vực vi mạch tại Việt Nam đã thu hút được đông đảo sự chú ý và theo dõi.
Đại diện Việt Nam thuyết trình tại triển lãm ở Nhật. Ảnh: VNE |
Theo ông Ngô Đức Hoàng - Giám đốc Trung tâm ICDREC thì việc giới thiệu những con chip do người Việt đi dự triển lãm đã khiến cho người Nhật và cả du học sinh Việt bất ngờ. Kết thúc chuyến đi, các công ty Nhật Bản cũng khẳng định sẵn sàng hợp tác trong lĩnh vực này với đại diện của Việt Nam. Đoàn công tác cũng có những buổi làm việc với các nhà đầu tư lớn, khách hàng tiềm năng hay các hãng tên tuổi hàng đầu.
Trước đó, hồi tháng 6, Trung tâm ICDREC cũng đã ký kết dự án hợp tác với Công ty CM Engineering của Nhật Bản.
Theo đó ICDREC sẽ có nhiệm vụ làm sản phẩm chip cảm biến không dây để thiết kế bộ phận cấp nguồn điện nằm trong vi xử lý thu phát sóng vô tuyến đa băng tần, đa hệ thống
Trao đổi với Đất Việt, ThS Ngô Đức Hoàng, giám đốc Trung tâm ICDREC khẳng định sự thành công của việc hợp tác sẽ tạo tiền đề thúc đẩy hơn nữa việc tạo ra các sản phẩm vi mạch chất lượng cao phục vụ cho nhu cầu của xã hội và tạo ra một nền tảng vững chắc trong việc phát triển các chương trình đào tạo ra các kỹ sư giỏi phục vụ cho ngành công nghiệp vi mạch Việt Nam trong thời gian tới.
“Với việc sản xuất con chip thành công như hiện nay có thể làm ra được 500-600 sản phẩm khác nhau. Như vậy giá trị gia tăng sẽ được chia ra, người làm chip cũng nhận được phần làm chip, người sản xuất thiết bị cũng nhận được giá trị từ chip tốt.”, Ths Hoàng cho biết thêm.
Hà Đông (Tổng hợp)
Nguồn tin: baodatviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
<img alt="dsc00041" height="720" src="/uploads/photos/dsc00041.jpg" width="1280"...