Ngay tại trụ sở UBND xã, tất cả những thông tin liên quan đến hoạt động tín dụng từ biển hiệu chỉ dẫn, bảng nội quy giao dịch đến thông báo các chương trình tín dụng ưu đãi, lãi suất…đều được công khai rõ ràng.
Buổi giao dịch giữa Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Krông Nô với người dân tại xã Đắk D’rô |
Là một trong những người dân được vay vốn từ Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Krông Nô để đầu tư vào sản xuất, ông Y Toại, ở bon K62, xã Đắk D’rô khá hài lòng với các buổi giao dịch tại xã.
Ông Y Toại cho biết: “Với lịch trình được ngân hàng quy định cụ thể nên đã giúp gia đình tôi chủ động chuẩn bị tiền lãi, gốc để nộp cho ngân hàng kịp thời. Điều quan trọng hơn là khi giao dịch tại xã, những người vay vốn ở xa trung tâm đã tiết kiệm được rất nhiều thời gian, chi phí trong quá trình đi lại”.
Bà Võ Thị Hường, Tổ trưởng Tổ TK&VV bon K62 chia sẻ: “Hiện tại, Tổ đang quản lý gần 60 thành viên, với dư nợ hơn 1,7 tỷ đồng. Để Tổ TK&VV hoạt động hiệu quả, hàng tháng, tất cả các khâu từ thu nợ, lãi, tiền gửi tiết kiệm đều được thực hiện kịp thời. Điều đáng mừng, từ khi điểm giao dịch xã đi vào hoạt động, với thời gian cụ thể, cũng như cán bộ ngân hàng đến giao dịch đã tạo thuận lợi rất nhiều cho Ban quản lý Tổ. Ngoài việc tiết kiệm chi phí, thời gian đi lại, ngay tại buổi giao dịch, các tổ trưởng còn được cán bộ tín dụng hướng dẫn nghiệp vụ sổ sách, cũng như triển khai nhiều chủ trương, chính sách mới”.
Nói về hoạt động giao dịch tại xã, ông Mai Văn Vĩnh, Chủ tịch UBND xã Đắk D’rô cho hay: “Từ khi Phòng Giao dịch NHCSXH huyện triển khai giao dịch tại xã đã tiết kiệm chi phí, thời gian đi lại của người nghèo. Sau khi giao dịch xong, Phòng Giao dịch đã tổ chức họp với lãnh đạo UBND xã, các hội, đoàn thể để tìm giải pháp phát huy tốt nhất hiệu quả nguồn vốn chính sách. Thông qua hoạt động này, nhiều người dân trên địa bàn xã được tiếp cận nguồn vốn chính sách, có điều kiện phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo”.
Cũng với thời gian, lịch trình được quy định cụ thể, cứ đến ngày 20 hàng tháng, cán bộ Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Đắk R’lấp luôn có mặt tại xã Nhân Đạo để thực hiện giao dịch với người dân. Theo chị Nguyễn Ngọc Dung, cán bộ phụ trách địa bàn xã Nhân Đạo thì thời gian qua, điểm giao dịch tại xã hoạt động rất hiệu quả.
Sau mỗi buổi giao dịch, cán bộ ngân hàng, các tổ chức hội, đoàn thể, cán bộ xã đều tổ chức họp để giải quyết những tồn tại, rút kinh nghiệm, từ đó, đưa ra những giải pháp thực hiện chương trình vốn vay phù hợp. Từ những hoạt động như vậy, điểm giao dịch xã đã tạo điều kiện thuận lợi cho Ban giảm nghèo xã, các tổ chức đoàn thể, cũng như giúp người dân sử dụng vốn vay hiệu quả hơn.
Theo ông Đào Thái Hòa, Giám đốc Chi nhánh NHCSXH tỉnh thì địa phương hiện có 71 điểm giao dịch tại các xã, phường, thị trấn, với hơn 1.440 tổ TK&VV. Hầu hết, hoạt động của các tổ giao dịch lưu động đều được thực hiện nghiêm túc theo đúng lịch trình và thời gian quy định; đặc biệt, sau khi có chủ trương bổ sung chủ tịch UBND xã vào thành viên ban đại diện hội đồng quản trị ở địa phương đã nâng cao được việc đôn đốc, kiểm tra hoạt động của các tổ TK&VV. Công tác phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong việc ủy thác, cho vay, thu nợ cũng được chú trọng hơn, từ đó, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng tại cơ sở.
Bài, ảnh: Nguyễn Lương
Nguồn tin: Báo Đăk Nông Online
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
<img alt="dsc00041" height="720" src="/uploads/photos/dsc00041.jpg" width="1280"...