Một số ý kiến ban đầu về đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế
Thứ sáu - 12/07/2013 03:05
- Đã xem: 961
Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế có nhiệm vụ khắc phục những yếu kém, sai lầm trong quá trình thực hiện mô hình CNH, HĐH XHCN nền kinh tế nước ta.
Mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt nam và nhiệm vụ đổi mới mô hình tăng trưởng
1- Mô hình tăng trưởng kinh tế bước đầu đã được ĐH III xác định là Công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa với nội dung chủ yếu là “… xây dựng một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa cân đối và hiện đại, kết hợp công nghiệp với nông nghiệp và lấy nông nghiệp làm nền tảng, ….. nhằm biến nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu thành một nước có công nghiệp hiện đại và nông nghiệp hiện đại”. (Văn kiện ĐH III, tập I. Ban CHTƯ Đảng Lao động Việt nam xuất bản 1960, tr 182-183). Tiếp đó, Hội nghị giữa nhiệm kỳ ĐH VII đã tiếp tục cụ thể hóa thêm một bước mô hình tăng trưởng “Thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa…. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là con đường thoát khỏi nguy cơ tụt hậu xa hơn các nước chung quanh, giữ được ổn định chính trị, xã hội, bảo vệ được độc lập, chủ quyền và định hướng xã hội chủ nghĩa. ….
Từ nay đến cuối thập kỷ, phải rất quan tâm đến công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông nghiệp và kinh tế nông thôn, phát triển toàn diện nông, lâm, ngư nghiệp gắn với công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. …” (Văn kiện Hội nghị giữa nhiệm kỳ Khóa VII, tr 26-29). Quá trình CNH, HĐH đã được triển khai theo tinh thần phát triển nhanh, chú trọng tốc độ phát triển theo chỉ tiêu GDP và, theo Nghị quyết ĐH X, chúng ta đã thực hiện được nhiệm vụ sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển (Văn kiện ĐH X, tr 185). Đấy là một trong những thành tựu nổi bất của quá trình thực hiện mô hình tăng trưởng đã được các ĐH kế tiếp xác định.
2 – Quá trình thực hiện nhiệm vụ xây dựng mô hình tăng trưởng theo CNH, HĐH XHCN, bên cạnh những thành tựu nổi bật, đã xuất hiện những yếu kém bất cập chủ yếu đã được các ĐH xác định như sau:
- ĐH IX đã xác định “Nền kinh tế phát triển chưa vững chắc, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp. …. Rừng và tài nguyên khác bị xâm hại nghiêm trọng.” (Văn kiện ĐH IX, tr 73).
- ĐH X lại tiếp tục xác định “Chất lượng phát triển kinh tế-xã hội và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế còn kém….. Tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào các nhân tố phát triển theo chiều rộng, vào những ngành và những sản phẩm truyền thống, công nghệ thấp, tiêu hao vật chất cao, sử dụng nhiều tài nguyên, vốn và lao động . …. Chưa thực hiện tốt việc kết hợp tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội. Môi trường ở nhiều nơi bị ô nhiễm nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Nguồn lực của đất nước chưa được sử dụng có hiệu quả cao, tài nguyên, đất đai và các nguồn lực vốn của Nhà nước còn bị lãng phí, thất thoát nghiêm trọng. Các nguồn lực trong nhân dân còn nhiều tiềm năng chưa được phát huy.” (Văn kiện ĐH X, tr 162-164).
- ĐH XI lại tiếp tục xác định cụ thể thêm “Kinh tế phát triển chưa bền vững; chất lượng, hiệu qủa, sức cạnh tranh thấp, chưa tương xứng với tiềm năng, cơ hội và yêu cầu phát triển của đất nước; … Tăng trưởng kinh tế chủ yếu theo chiều rộng dựa vào tăng đầu tư, khai thác tài nguyên; các cân đối vĩ mô chưa vững chắc…. Quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên hiệu quả chưa cao, còn lãng phí. Tình trạng khai thác rừng, khai thác khoáng sản bất hợp pháp vãn còn xẩy ra ở nhiều nơi, nhưng chưa có biện pháp hữu hiệu, ngăn chặn kịp thời. Trình độ phát triển giữa các vùng cách biệt lớn và có xu hướng mở rộng.” (Văn kiện ĐH XI, tr 165-166).
3 - Từ những đánh giá đó của các ĐH, có thể đặt một câu hỏi Phải chăng quá trình CNH, HĐN XHCN của nước ta đã đi vào vết xe đổ của quá trình CNH TBCN? Thế nhưng từ sau ĐH XI, những yếu kém, bất cập đó vẫn chưa được khắc phục mà, trong chừng mực nhất định, có biểu hiện gia tăng. Chẳng hạn như:
- Trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ CHN, HĐH nông nghiệp và nông thôn, chúng ta đã tập trung quá mức vào nhiệm vụ CNH, HĐH và đô thị hóa nông thôn dẫn đến việc chuyển dịch quá mức và lãng phí quỹ đất nông nghiệp. Trong chừng mực, vấn đề này đã được TBT Nguyễn phú Trọng đề cập đến trong bài bế mạc HN TƯ 5. Trên lĩnh vực sử dụng đất đai, ngay sau ĐH XI đã xẩy ra liên tiếp một số vụ cưỡng chế gây bức xúc dư luận xã hội. Cụ thể là các vụ cưỡng chế thu hồi đất tại Tiên lãng, rồi đến vụ cưỡng chế tại Bắc Giang, tại Vụ Bản, …. để rổi tiếp đến vụ cưỡng chế tại Văn Giang. Trong khi đó thì lại có đề án đầu tư xây dựng sân bay quốc tế và điểm vui chơi giải trí có casino tại Vân Đồn, ….. Hậu quả là quỹ đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, đất đã chuyển dịch sang mục đích phi nông nghiệp bị sử dụng lãng phí, có những đề án treo kéo dài có tới cả chục năm. Gắn với đó là tình hình an ninh xã hội bị suy giảm, với việc khiếu kiện về đất đai kéo dài có khi tới cả chục năm vẫn không được giải quyết, 70% khiếu kiện tập trung vào lĩnh vực đất đai. Phải chăng do đó có thể đề cặp đến loại hình “đất tặc” ?
- Với tình hình tăng chênh lệch về trình độ phát triển giữa thành thị và nông thôn (nhất là đối với vùng núi, vùng đồng bào dân tộc, …), phải chăng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ CNH, HĐH công nghiệp, chúng ta đã đi vào vết xe đổ của quá trình CNH TBCN, trong đó có với việc phát triển tình trạng công nghiệp bóc lột nông nghiệp, thành thị bóc lột nông thôn ?
- Lâm tặc tiếp tục phát triển và đã hiện diện tại Hà nội với việc cướp chặt cây sưa. Rồi lại đến vụ chặt cây sưa trị giá bạc tỷ tại Vườn quốc gia Phong Nha, … Ngoài đó ra, còn phải kể đến sa tặc, vàng tặc, than tặc, …. vẫn đang tiếp tục hoạt động mà chúng ta chưa loại bỏ được.
- Điều đáng chú ý là các tặc này, qua thực tế kinh nghiệm của thế giới, đều có những hoạt động móc nối với đội ngũ cán bộ trong bộ máy chính quyền để có thể hoạt động được. Đó là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến HN TƯ 4 đã có quyết định về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”.
- v.v. …
3 – Đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế. Tuy Bộ KH&ĐT đã trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế nhưng cũng cần thấy mấy vấn đề chính có quan hệ trực tiếp đến việc tổ chức xây dựng đề án này. Chủ yếu là:
- Nếu chỉ kể từ Hội nghị giữa nhiệm kỳ ĐH VII (1994) thì mô hình CNH, HĐH nền kinh tế đã trải qua 18 năm. Sau 7 năm triển khai, đến ĐH IX (2001) đã xác định có những yếu kém, sai sót trong quá trình thực hiện mô hình CNH, HĐH XHCN. Từ ĐH IX đến nay, sau 11 năm, chúng ta vẫn không khắc phục được những yếu kém, sai sót của quá trình tổ chức thực hiện mô hình này.
- Do đó, nhiệm vụ đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế bao hàm nhiệm vụ phải tiếp tục thực hiện mô hình CNH, HĐH XHCN nhưng với nhiệm vụ khắc phục những yếu kém sai sót đã được chính thức xác nhận từ 2001 nhưng đến nay vẫn chưa khắc phục được. Tại bài khai mạc HN TƯ 5, trong một chừng mực nhất định, TBT Nguyễn phú Trọng đã xác định là cần phải làm rõ những nguyên nhân dẫn đến việc kéo dài những sai sót, yếu kém thì mới có thể xác định được những giải pháp thực sự có hiệu lực và hiệu quả để khắc phục những tồn tại đó.
- Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những yếu kém, sai sót trong quá trình CNH, HĐH XHCN đã được đề cập đến trong bài bế mạc HN TƯ 3 như đã trích ở trên là đã xẩy ra tình trạng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách đã được phê duyệt đều bị chi phối ở những mức độ nhất định bởi “tư duy nhiệm kỳ”, tư tưởng cục bộ, bệnh thành tích, chủ quan duy ý chí hay “lợi ích nhóm”. Do đó, việc rà soát, điều chỉnh các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sánh để khắc phục được những khuyết tật của mô hình tăng trưỡng cũ là một quá trình đấu tranh nội bộ gay go và phức tạp. Khi xây dựng Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế, Bộ KH&ĐT đã tiến hành cuộc đấu tranh này chưa hay vẫn triển khai xây dựng Đề án này theo quán tính lâu nay vẫn thực hiện ?
V.v. ….
Để nâng cao chất lượng của Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế.
Xuất phát tử những nhận xét trên, để năng cao chất lượng và hiệu lực, hiệu quả của Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế, đề nghị :
- Trước hết cần làm rõ những sai sót, yếu kém, những khuyết tật trong quá trình thực hiện mô hình tăng trưởng trong những năm qua, đã được các ĐH IX, X, XI chính thức ghi nhận. Trên cơ sở đó, xác định nhiệm vụ có tính chất mục tiêu là Đề án tổng thế tái cơ cấu nền kinh tế phải khắc phục được những sai sót, yếu kém, khuyết tật kéo dài đã mắc phải.
- Để khắc phục được những sai sót, yếu kém kéo dài đó, cần phải tiến hành rà soát lại các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách đã được phê duyệt để từ đó có sự điều chỉnh thích hợp theo nội dung đã được xác định tại bài bế mạc HN TƯ 3 K XI như đã trích dẫn ở trên. Đồng thời cũng cần điều chỉnh quy trình và phương pháp lập và thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch như đã được xác định tại HN TƯ 3. Cũng cần nhận thức đúng mức thêm là quá trình này cũng là quá trình đấu tranh nội bộ gay go và gian khổ, nhất là đấu tranh với các nhóm lợi ích là một thực lực đã có tiềm lực lớn, có chỗ đứng vững chắt đã được thiết lập và củng cố qua hàng chục năm. Cuộc đấu tranh này phải được tổ chức triển khai với tinh thần “quyết chiến, quyết thắng” vì, như lời của bài Quốc tế ca, “đây là cuộc đấu tranh cuối cùng”, quyết định khả năng phát triển theo định hướng XHCN.
Báo cáo của CP trình QH XIII tại kỳ họp thứ 3, trong phần vể “Hai là, thực hiện tốt nhiệm vụ tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh, phần mở đầu đề cập đến nhiệm vụ thực hiện chủ trương (NQ HN TƯ 3 K XI gọi là 3 lĩnh vực quan trọng nhất (văn kiện HN TƯ 3, tr 40) : tái cơ cấu đầu tư, cơ cấu lại hệ thống tài chính, ngân hàng, cơ cấu doanh nghiệp nhà nước. Sau đó, báo cáo của CP mới đề cập đến nhiệm vụ Thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng cần tập trung rà soát, hoàn thiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính đồng bộ và liên kết giữa các quy hoạch.
Như vậy, câu hỏi được đặt ra là khi xây dựng dự thảo Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế, Bộ KH&ĐT đã tiến hành rà soát, hoàn thiện các quy hoạch như đã được ghi trong báo cáo của Chính phủ chưa ? Có thể dẫn chững một số trường hợp cụ thể như sau, đòi hỏi Bộ KH&ĐT phải trả lời cụ thể là đã thực hiện nhiệm vụ rà soát, hoàn thiện các quy hoạch như đã dẫn trong báo cáo của CP để xây dựng Dự án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế chưa ? Nếu chưa thì có thể khẳng định là cần phải làm lại dự thảo Đề án này để tình QH xem xét và thông qua. Có thể dẫn chứng một số trường hợp cụ thể như sau:
- Kết luận của HN TƯ 3, K XI, đã ghi nhận nhiệm vụ “Khắc phục tình trạng phát triển quá nhiều các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khai thác quá mức tài nguên, khoáng sản; tình trạng phê duyệt quá nhiều dự án vượt khả năng nguồn lực hiện có, kế hoạch đầu tư bị cắt khúc ra nhiều năm, dẫn đến đầu tư dàn trải, kéo dài thời gian thi công, nợ xây dựng cơ bản lớn, gây lãng phí, thất thoát, hiệu quả thấp.” (Văn kiện HN TƯ 3, K XI, tr 41-42). Để thực hiện nhiệm vụ này, cũng cần ra soát, hoàn thiện các quy hoạch tương ứng.
- Báo Nhân dân ngày 30/3/2012 đã có bài đạt câu hỏi “Thừa hay thiếu cảng biển” của Quang Hưng. Qua điều tra, tác giả bài, về cơ bản, đã chỉ ra là có thể nói các cảng biển biển hiện thừa, công suất sử dụng thấp nên kiệu quả thấp, sức cạnh tranh kém dẫn đến cạnh tranh nội bộ làm suy giảm thêm hiệu quả kinh doanh. Thực tế đó đòi hỏi phải rà soát, hoàn thiện quy hoach cảng biển để, từ đó, rà soát lại quy hoạch sử dụng đất đã được thông qua.
- Báo Nhân dân ngày 22/5/2012, tại trang Hà nội, có bài “Thế cũng là lãng phí” của Đăng Khôi nói về tình hình đầu tư phát triển các trung tâm thương mại trên địa bàn Hà nội. Nói chung có thể nói lòa tại đây, người bán cũng ít và người mua càng ít nên hiệu quả đầu tư thấp. Trong khi đó thì quy hoạch phát triển ngảnh thương mại của Thủ đô thì lại xác định nhu cầu đất để xây dựng cơ sở hạ tầng thương mại đến năm 2020 như chợ đầu mối nông sản, chợ chuyên doanh, chợ dân sinh, trung tâm thương mại, siêu thị là 2.260,42 ha, trong đó diện tích dành cho trung tâm thương mại và siêu thị là 1.920,30 ha. Cũng như trên, tình hình thực tế đó cũng đòi hỏi phải rà soát, hoàn chỉnh quy hoạch phát triển ngành thương mại (không chỉ riêng của Thủ đô) đề từ đó, rà soát lại quy hoạch sử dụng đất. N.Lạng
Để triển khai Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng hiệu quả và năng lực cạnh tranh theo chỉ đạo của Chính phủ, trước tiên cần phải thực hiện tái cơ cấu Doanh nghiệp nhà nước là ưu tiên hàng đầu. Trong những năm qua cũng có nhiều tập đòan doanh nghiệp nhà nước làm ăn kinh doanh kém hiệu quả để thua lỗ hàng chục ngàn tỷ đồng, điển hình như tập đòan Vinashin, Vinalines từ Chủ tịch hội đồng quản trị , Tổng giám đốc vv… bị sai phạm trong quá trình quản lý kinh doanh, làm thất thóat tiền của nhà nước và nhân dân, đã bị các cơ quan bảo vệ pháp luật truy tố đưa ra xét xử , những việc làm trên đã gây mất niềm tin của người dân đối với các tập đòan doanh nghiệp nhà nước. Đồng thời qua báo cáo của cơ quan Kiểm toán, Thanh tra chính phủ cũng đã công bố rất nhiều tập đoàn tổng công ty nhà nước sản xuất kinh doanh kém hiệu quả làm thua lỗ hàng ngàn tỷ đồng như tập đoàn EVN Việt nam, tập đoàn dầu khí, vv… báo chí đã phản ánh rất nhiều, nhưng cuối cùng các vị lãnh đạo Tập đoàn, Tổng công ty không chịu trách nhiệm về hậu quả việc làm của mình đã gây ra. Nếu như chúng ta không phân loại các tập đoàn DNNN đang kinh doanh hiện nay, không chỉ rõ từng đơn vị chi tiêu lãng phí, kinh doanh bị thua lỗ đến mức nào, không mổ xẻ cụ thể tìm ra những giải pháp để khắc phục, thì chắc chắn không thể nào có hướng khắc phục để tập đòan doanh nghiệp nhà nước tiếp tục phát triển. Cần thay đổi tư duy việc bổ nhiệm các vị lãnh đạo các tập đoàn, Tổng giám đốc doanh nghiệp nhà nước như thời gian vừa qua, không biết quản lý kinh doanh, trong thời gian dài để cho hoạt động thua lỗ, kém hiệu quả, thất thoát vốn nhà nước, cuối cùng không có trách nhiệm hậu quả pháp lý gì, Bộ chuyên ngành chỉ cho thôi chức làm chủ tịch hội đồng quản trị hoặc thôi làm Tổng giám đốc mà thôi. Nếu cách sử dụng con người như vậy không biết các tập đoàn doanh nghiệp nhà nước có còn tồn tại nữa hay không? vì cuối cùng cũng phải phá sản, nhà nước không thể nào bao cấp mãi. Muốn tồn tại chỉ bằng cách lựa chọn người biết quản lý kinh doanh , đây là yếu tố quyết định, do vậy Nhà nước cần tổ chức lựa chọn bằng cách thi tuyển hoặc xét tuyển, các vị lãnh đạo các doanh nghiệp kể cả nhà nước hoặc doanh nghiệp tư nhân biết kinh doanh , làm ăn kinh doanh có hiệu quả trong nhiều năm qua, thuê họ về làm Tổng giám đốc hay Giám đốc có thời hạn, nhà nước trả lương cho họ xứng đáng với công lao họ bỏ ra, nếu mang đến hiệu quả kinh doanh lợi nhuận cao. Trước khi về nhận nhiệm vụ này họ phải trình bày phương án kinh doanh của tập đòan, doanh nghiệp, hiệu quả từ phương án kinh doanh mang lại trong thời gian đến. Nếu trong quá trình kinh doanh, vì sự chủ quan quyết đóan của mình làm thiệt hại thất thóat về tài sản nhà nước họ phải chịu trách nhiệm về vật chất . Đối với các Bộ ban ngành có chức năng phải có những văn bản quy định cụ thể ràng buộc các nguồn vốn phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh , nghiêm cấm các tập đòan doanh nghiệp tự ý đầu tư ra ngòai ngành, nếu phát hiện sẽ xử lý theo quy định pháp luật. Hàng năm các cơ quan thanh tra nhà nước , kiểm tóan nhà nước tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, nhằm phát hiện kịp thời những sai phạm của đơn vị để chấn chỉnh. Hoặc đơn vị hàng năm phải thuê kiểm tóan độc lập trong và ngòai nước kiểm tóan quá trình kinh doanh và phải báo cáo quyết tóan tài chính với Bộ chủ quản và Bộ tài chính cơ quan quản lý thuế. Trong những năm qua việc thanh tra, kiểm tra ít quan tâmđến các tập đòan đơn vị , để đơn vị tự ý chi tiêu vô nguyên tắc làm thất thóat tiền nhà nước, kinh doanh thua lỗ hàng chục ngàn tỷ đồng, đến khi phát hiện thì việc đã rồi , cuối cùng hậu quả bị dư luận phê phán Doanh nghiệp Nhà nước lỗ,dân chịu.