Phó thủ tướng yêu cầu làm rõ vụ phá rừng ở Nghệ An

Thứ ba - 25/06/2013 10:55 - Đã xem: 1036
Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa yêu cầu UBND tỉnh Nghệ An kiểm tra, làm rõ việc dân ồ ạt vào Lâm trường Cô Ba phá rừng, chiếm đất và báo cáo lên thủ tướng chính phủ trước ngày 30-6.

Ngày 21-6, Văn phòng Chính phủ ban hành công văn số 5047 về việc xử lý báo chí phản ánh.

Công văn nêu, ngày 14-6, một số báo đưa tin, bài phản ánh: Từ ngày 8-13/6, hàng ngàn người dân tại 11/17 bản, xóm thuộc xã Châu Bình, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An đã ồ ạt kéo vào các tiểu khu thuộc phạm vi quản lý của Lâm trường Cô Ba để chặt phá rừng, chiếm đất.
 
Phạm vi đánh dấu của các đối tượng tham gia chặt phá là 620 ha, hơn 40 ha rừng đã bị triệt phá. Người dân nói rằng, họ phá rừng, chiếm đất để sản xuất vì thiếu đất, thiếu việc làm.
 
Ngày 21-6, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu UBND tỉnh Nghệ An kiểm tra, làm rõ sự việc báo nêu; có biện pháp bảo đảm an toàn, an ninh trật tự xã hội trên địa bàn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm (nếu có). Kết quả xử lý báo cáo lên thủ tướng chính phủ trước ngày 30-6-2013.
 
Trước đó, vào ngày 14-6, Báo Người Lao Động đã đưa tin phản ánh tình trạng hàng ngàn người dân vào các tiểu khu 200, 2004 và 2005 chặt phá rừng, chiếm đất vì không có đất sản xuất. 
 
Đ.Ngọc
 

Hiện nay luật quản lý bảo vệ rừng đang thực hiện và các nghị định xử phạt hành chính đối với lãnh vực này chưa mang tính răn đe, chủ rừng cũng như lực lượng kiểm lâm chức năng xử lý còn hạn chế , chưa đủ chế tài để xử lý các vụ vi phạm lâm luật. Để có thể quản lý và bảo vệ rừng có hiệu quả, trước tiên đối với chủ rừng là đơn vị được nhà nước giao trách nhiệm quản lý phát triển rừng hiện có là một tài sản tự nhiên rất lớn, để ràng buộc trách nhiệm, đề nghị trước khi bổ nhiệm giám đốc các lâm trường , các cơ quan chức năng cần đánh giá hiện trạng rừng xác định cụ thể giá trị tài sản tại thời điểm nhận nhận nhiệm vụ , trong quá trình công tác hoặc nếu sau này chuyển vị trí công tác khác, nếu thiếu tinh thần trách nhiệm để thất thoát tài sản rừng so với lúc ban đầu đã bàn giao , phải chịu trách nhiệm cá nhân theo quy định của pháp luật. Thứ hai Bộ Nông nghiệp và PTNT sớm tham mưu cho Chính phủ và Quốc hội sửa đổi Luật quản lý và bảo vệ rừng phải mang tính răn đe xử lý về hình sự đối với các đối tượng ( gọi lâm tặc ) cố ý khai thác vận chuyển gỗ trái phép, tự ý khai hoang rừng để sản xuất không đúng theo quy họach của nhà nước mặc dù họ đã có đủ đất để sản xuất . Hiện nay các vụ việc trên chủ yếu xử lý về mặt hành chính nên công tác quản lý bảo vệ rừng chưa được hiệu quả, các vụ vi phạm bị khởi tố xử lý về mặt hình sự đưa ra xét xử không được bao nhiêu, vì những hành vi vi phạm lâm luật chưa vượt khung xử phạt về hành chính. Thứ ba Nhà nước nên thành lập Lực lượng đặc nhiệm trong công tác quản lý bảo vệ rừng bao gồm kiểm lâm, cảnh sát môi tr ường, biên phòng... mà kiểm lâm làm nòng cốt và trang bị những phương tiện cần thiết cho lực lượng kiểm lâm ở các tỉnh có rừng chiếm diện tích lớn, như máy bay trực thăng để thường xuyên tuần tra các khu rừng tự nhiên, rừng phòng hộ đầu nguồn, mà vừa qua bọn lâm tặc lợi dụng đường đi lại khó khăn hiểm trở trong rừng, nên bọn chúng đã vào các khu vực này khai thác, đến khi lực lượng kiểm lâm biết được khi đến nơi thì đã quá trễ. Nếu có phương tiện này lực lượng đặc nhiệm sẽ phát hiện bọn lâm tặc đang khai thác vận chuyển gổ trái phép và kịp thời xử lý theo quy định pháp luật.

MINH TRÍ

 

Nguồn tin: Người Lao Động

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây