|
Thanh Niên đã phỏng vấn ông Ngô Tùng Lâm (ảnh), Phó tổng giám đốc SBIC, về vấn đề này.
* SBIC đã triển khai thực hiện việc đóng các tàu cá vỏ thép thử nghiệm như thế nào thưa ông?
|
Tàu cho hai ngư dân Nam Định đã bàn giao từ tháng 12.2013, đến nay đã đánh bắt được 3 - 4 chuyến, phản hồi ban đầu rất tốt, có hiệu quả, tiêu hao nhiên liệu ổn định. Riêng tàu bàn giao cho ngư dân ở Quảng Ngãi mới đi một chuyến biển đầu tiên nên để có đánh giá chính xác phải đợi thêm vài chuyến biển nữa. Cuối tháng 6 chúng tôi sẽ bàn giao tiếp tàu thứ 4. Tại cuộc gặp với ngư dân Bình Định hôm 10.6, chúng tôi cũng cung cấp thông số chính, kích thước... của mẫu tàu để ngư dân trao đổi, giải đáp các thắc mắc.
|
Sẽ đưa ra 6 - 10 mẫu tàu phù hợp cho ngư dân
* Một số ý kiến cho rằng các tàu thử nghiệm vừa qua chưa thực sự phù hợp, tiêu hao nhiên liệu lớn... SBIC sẽ nghiên cứu, điều chỉnh thế nào trong các mẫu tàu tiếp theo?
- Cuối tháng 6 chúng tôi có sơ kết lấy ý kiến của chính các ngư dân đã đi tàu thử nghiệm, cũng như tiếp thu các ý kiến góp ý từ các chuyên gia để điều chỉnh các mẫu tàu thiết kế cho phù hợp với thực tế và nhu cầu của ngư dân, từng vùng ngư trường... Dự kiến SBIC sẽ đưa ra 6 - 10 mẫu tàu phù hợp với tập quán đánh bắt từng vùng, các chủng loại tàu theo các phương thức đánh bắt khác nhau, gồm tàu lưới rê, lưới kéo, lưới vây, tàu trục mực, tàu câu cá ngừ, tàu dịch vụ hậu cần nghề cá...
Mức đầu tư của tàu vỏ thép cao hơn so với tàu vỏ gỗ cùng kích thước và công suất (khoảng 60% - PV), nhưng bù lại có ưu điểm về tốc độ, khả năng chịu được sóng gió lớn hơn, đi biển dài ngày, khoang chứa cá và nhiên liệu lớn, khả năng đánh bắt và bảo quản hải sản tốt hơn nên sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao từ việc gia tăng sản lượng, chất lượng đánh bắt, đặc biệt là độ an toàn khi đánh bắt xa bờ.
Về kỹ thuật thì SBIC không có gì lo ngại, vì các nhà máy thành viên của SBIC đã đóng nhiều tàu công nghệ phức tạp, kỹ thuật cao hơn. Mục tiêu của SBIC là tiếp thu và sớm đưa ra các mẫu tàu thực sự phù hợp với ngư dân các vùng miền, để khi Chính phủ thông qua gói hỗ trợ sẽ có sẵn mẫu tàu đóng triển khai thực tế cho ngư dân luôn. Hằng năm, SBIC có thể cung ứng khoảng 400 - 500 chiếc tàu đánh cá vỏ thép.
* Nhiều ngư dân lo ngại giá trị tàu vỏ thép khá lớn (5 - 7 tỉ đồng), nên dù được vay lãi suất thấp, nhưng nếu hoạt động không hiệu quả có thể sẽ trở thành gánh nặng nợ nần. Ông nhìn nhận về điều này thế nào?
- Việc ngư dân lo ngại vay nợ hoàn toàn có cơ sở. Để giải quyết mối lo này thì đồng thời phải kiểm soát được tiến độ đóng tàu, chất lượng tàu và chi phí đóng tàu. Theo SBIC, sẽ phải tiến hành khảo sát để đưa ra một số tiêu chí những đơn vị đóng tàu nào được tham gia chương trình này. Tránh tình trạng đơn vị đóng tàu đưa ra giá thấp nhưng chất lượng, tiến độ không đảm bảo. Ngoài ra, một số trang thiết bị chính như máy chính, hệ trục... phải đưa ra khung giá trần để kiểm soát hiện tượng đội giá.
Cơ chế cho vay phải được kiểm soát chặt, ngư dân được vay với lãi suất ưu đãi nhưng giải ngân phải thông qua ngân hàng, nếu tiến độ, chất lượng tàu đóng đáp ứng tốt, được ngư dân ký đồng ý thông qua thì ngân hàng mới giải ngân cho công ty đóng tàu, tránh giải ngân khống mà tiến độ không đảm bảo. Nói cách khác, nhà đóng tàu - ngư dân - địa phương - ngân hàng phải bắt tay chặt chẽ, mục tiêu là rõ ràng, minh bạch và hiệu quả.
Cần khắc phục một số hạn chế Anh Mai Thành Văn (ảnh - ở xã Bình Chánh, H.Bình Sơn), ngư dân đầu tiên ở Quảng Ngãi vừa được SBIC bàn giao, cho thuê và trả dần nợ gốc trong thời gian từ 5 - 7 năm tàu cá vỏ thép chuyên hành nghề lưới vây mang tên Hoàng Anh 01, trị giá là 6,5 tỉ đồng (chưa trang bị ngư lưới cụ). Anh cho biết lâu nay vấn đề lo lắng nhất của ngư dân nếu chẳng may gặp sóng to, gió lớn tàu vỏ gỗ dễ bị phá nước, gây chìm tàu, đe dọa đến tính mạng. Vì thế, tàu cá vỏ thép là hướng đi mới đầy hiệu quả mà ngư dân đang hướng đến.
Anh Văn cho biết trong chuyến ra khơi đánh bắt đầu tiên trong 39 ngày tại ngư trường Trường Sa, tàu Hoàng Anh 01 hoạt động rất tốt. “Nếu so với tàu cá vỏ gỗ thì tàu cá vỏ thép hành nghề ở vùng biển xa sướng hơn nhiều thứ. Đó là khả năng đi biển dài ngày, có tính năng vận hành ổn định và an toàn nhờ được trang bị các thiết bị hàng hải hiện đại giúp ngư dân tự tin bám biển”, anh Văn thổ lộ. Anh Văn cho biết trong chuyến biển xa đầu tiên vừa qua, do chưa quen với việc vận hành nên tàu Hoàng Anh 01 tốn nhiên liệu khá nhiều, hơn 6.000 lít dầu cộng với sản lượng hải sản khai thác được ít nên chỉ đủ chi phí, không bị lỗ. Trong điều kiện sóng gió bình thường thì tàu Hoàng Anh 01 hoạt động tốt, còn gặp gió to, sóng lớn thì chạy không đạt hiệu quả. Các hạn chế cần khắc phục: Thứ nhất, chân vịt và hộp số quá nhỏ, nếu chạy đúng tốc độ cho phép khoảng 10,5 hải lý/giờ thì tiêu hao nhiều nhiên liệu. Vì thế, các nhà máy đóng tàu cá vỏ thép cần nghiên cứu thay đổi thiết kế chân vịt và hộp số sao cho phù hợp thì mới vận hành hiệu quả. Thứ hai, ca bin tàu Hoàng Anh 01 quá cao nên khi ra biển gặp lực cản của gió khiến tàu rung lắc mạnh. Thứ ba, hệ thống bánh lái cũng chưa đạt yêu cầu nên khó cơ động khi cho tàu xoay chuyển hướng. Hiển Cừ |
Cho ngư dân thuê tàu Hiện nay và về lâu dài, ngư dân rất mong muốn có tàu vỏ thép để vươn ra khơi xa, bám biển dài ngày. Tuy nhiên, do tàu vỏ thép có giá thành cao từ 6 - 7 tỉ đồng/chiếc nên dù được ưu đãi về vốn thì tâm lý chung ngư dân vẫn chưa dám đầu tư. Để thuyết phục ngư dân thay đổi thói quen chuyển từ tàu gỗ sang tàu vỏ thép, nhà nước nên thí điểm đóng tàu vỏ thép với đầy đủ trang thiết bị ngư cụ rồi cho ngư dân thuê. Nếu khai thác có hiệu quả tự khắc bà con sẽ hùn vốn để đầu tư. Ngư dân Đinh Văn Vinh, xã Phước Diêm, H.Thuận Nam, Ninh Thuận |
Mai Hà (thực hiện)
Nguồn tin: Báo Thanh Niên Online
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
<img alt="dsc00041" height="720" src="/uploads/photos/dsc00041.jpg" width="1280"...