Mạnh dạn xã hội hóa việc đóng tàu sắt cho ngư dân

Thứ hai - 09/06/2014 02:45 - Đã xem: 896
Thời gian qua, nhiều tàu của ngư dân miền Trung đánh bắt xa bờ tại vùng biển Hoàng Sa - Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam bị tàu lớn Trung Quốc đâm chìm và làm hư. Nhằm hỗ trợ ngư dân nâng cấp đội tàu, vừa qua Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã quyết định hoán đổi tàu vỏ sắt thay thế tàu vỏ gỗ cho 3.000 tàu cá đầu tiên trong tổng số hơn 130.000 tàu cá trong cả nước. Trao đổi với Lao Động, kỹ sư đóng tàu Đỗ Thái Bình (ảnh) - Ủy viên Hội KHKT biển TPHCM, thành viên Hội đóng tàu Hoa Kỳ - cho biết:
Tôi rất hoan nghênh và đánh giá cao những chỉ đạo kịp thời của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về quyết định này. Việc đóng tàu vỏ sắt và vỏ gỗ, trước tiên phải nói rõ: Hiện nay, tàu đánh bắt cá trên biển có thể sử dụng được bằng nhiều loại vật liệu khác nhau, đội tàu đánh bắt cá truyền thống của ngư dân Việt Nam từ trước đến này vẫn chủ yếu sử dụng vỏ gỗ, giá thành rẻ nhưng sẽ hủy hoại môi trường, không đóng được tàu lớn, mau hư hỏng, chịu đựng va chạm yếu. Các ngư dân của ta hiện đều phát biểu: “Tàu cá vỏ sắt chạy nhanh, chở được nhiều cá hơn, bám biển lâu hơn, số ngày đi biển gấp hai lần, chi phí nhiên liệu tính theo tấn tải trọng thấp hơn tàu vỏ gỗ. Và tàu sắt lớn nên gặp tàu nước ngoài sẽ tự tin hơn, không sợ bị tấn công”. Ngư dân nói tàu chạy nhanh, nhưng việc có bắt được cá hay không thì chưa thấy. Theo tôi thì trước tiên khi đưa vào sản xuất hàng loạt cái gì cũng phải được thử nghiệm, đánh giá bằng thực tiễn mới kết luận được. Vấn đề kỹ thuật của những mẫu tàu cá này cũng vậy, phải được các nhà khoa học nghiên cứu và cho thử nghiệm, như: Khả năng hoạt động, tốc độ, lưới kéo, lưới vây… của tàu cá vỏ sắt đã đúng quy chuẩn quy định chưa. Đặc biệt, ngư dân là người thụ hưởng có chấp thuận không là điều quan trọng. Để chuyển đổi một mô hình đánh bắt truyền thống từ tàu vỏ gỗ sang tàu vỏ sắt cũng phải được ngư dân chấp thuận. Chính vì vậy, trước tiên phải có các đội ngũ những nhà khoa học tâm huyết để nghiên cứu đánh giá kết quả thử nghiệm. Sau đó lại phải thành lập những đội tham vấn xã hội học để tư vấn các vấn đề tổng quan liên quan đến việc chuyển đổi từ tàu vỏ gỗ sang tàu cá vỏ sắt cho ngư dân. Ở nước ngoài người ta thành lập đội tham mưu cho ngư dân và phải ăn ngủ, sống cùng với ngư dân để tư vấn, giải thích trực tiếp cho ngư dân về tác dụng của việc chuyển đổi một mô hình. Bởi tàu có tốt nhưng ngư dân không biết sử dụng hiệu quả sẽ hạn chế và tuổi thọ của tàu sẽ mau hư. Nên xã hội hóa, có cạnh tranh thì chất lượng mới tốt, giá thành hạ, phù hợp với ngư trường đánh bắt và được ngư dân chấp thuận ủng hộ.

Nguồn tin: Lao Động Online

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

emc
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây