Sigma là chữ viết tắt của cụm từ Ship Integrated Geometrical Modularity Approach (tạm hiểu là Phương pháp đóng tàu từ mô đun tích hợp).
|
Đây là thiết kế của Viện nghiên cứu biển của Hà Lan (MARIN) và hãng đóng tàu Damen. Theo thiết kế, thân tàu có thể được kết hợp từ nhiều mô đun với chiều dài từ 52 đến 98 mét và có lượng rẽ nước từ 400 đến 1.930 tấn.
Theo báo chí Hà Lan hôm 22.8, Việt Nam đã đạt được thỏa thuận mua hai tàu hộ tống lớp Sigma từ Damen.
Damen có ba mô hình thiết kế cơ bản cho lớp tàu Sigma, gồm kiểu 6910, 8313 và 9113. Các con số này biểu thị cho kích cỡ của con tàu. Chẳng hạn, tàu kiểu 9113 sẽ dài 91 mét và rộng 13 mét. Theo tờ NRC Handelsblad ở Hà Lan, hai chiếc tàu đóng cho Việt Nam thuộc kiểu 9814, tức dài 98 mét và rộng 14 mét.
Thiết kế Sigma sử dụng các khoang tàu tiêu chuẩn dài 7,2 mét được tách biệt bởi các vách ngăn kín nước. Bằng cách thay đổi số lượng các khoang tàu, chiếc tàu có thể được cắt ngắn hoặc kéo dài.
Chiều dài của khoang tàu theo thiết kế là 7,2 mét bởi đây là tiêu chuẩn quốc tế để chịu được sóng cao 6 mét. Dựa trên nguyên tắc khoang 7,2 mét, con tàu có thể sống sót được cả khi hai khoang bị ngập.
Với thiết kế độc đáo, độ dài của tàu có thể kéo dài từ 50 đến 150 mét và chiều rộng từ 9 đến 15 mét, bao trùm được dải kích thước từ tàu hộ tống loại nhỏ đến tàu hộ tống loại lớn. Do vậy, các tàu hộ tống lớp Sigma loại lớn có thể có lượng rẽ nước hơn 2.300 tấn.
Tàu lớp Sigma được đóng theo cách mô đun chuẩn hóa, cho phép sử dụng tối đa các thiết bị sẵn có. Phương pháp này cho phép các khách hàng tự sắp xếp tàu của mình từ những khoang tiêu chuẩn. Tất nhiên, các chiếc tàu đều có thể được đóng theo những yêu cầu, dựa trên những nhu cầu cụ thể của khách hàng như lượng thiết bị, kích cỡ và hình dáng.
Tùy theo nhiệm vụ, các thiết kế của Sigma có thể được sử dụng cho hải quân, cảnh sát biển, chiến đấu cận bờ hoặc sứ mệnh ngoài khơi. Cấu hình của tàu như tốc độ, tầm hoạt động tối đa, số lượng thủy thủ và thời gian hoạt động cũng được xác định theo loại nhiệm vụ.
|
Hiện tại, có hai nước đang sử dụng loại tàu lớp Sigma là Morroco và Indonesia. Hải quân Indonesia hiện có bốn chiếc Sigma kiểu 9113, trong đó chiếc cuối cùng được biên chế vào tháng 3.2009. Indonesia hiện có hợp đồng mua thêm hai chiếc Sigma kiểu 10514, tức dài 105 mét và rộng 14 mét. Trong khi đó, Morroco hiện sở hữu hai chiếc Sigma 9813 và một chiếc Sigma 10513.
Đa số các tàu lớp Sigma có tốc độ tối đa là 28 knot (hải lý/giờ) và mỗi cuộc hải hành có thể kéo dài 4.000 hải lý.
Tàu Sigma thường sử dụng hệ thống chiến đấu và radar của tập đoàn Thales và tên lửa của hãng MBDA song các khách hàng có thể thay đổi nếu muốn.
Theo tờ NRC Handelsblad, các tàu Việt Nam sắp mua sẽ được trang bị pháo 76 mm Oto Melara, tên lửa chống hạm và tên lửa phòng không phóng thẳng đứng MICA của hãng MBDA. Tập đoàn Thales chi nhánh ở Hà Lan cũng sẽ tham gia cung cấp các thiết bị điện tử, gồm radar, cảm biến, hệ thống điều khiển khai hỏa, thiết bị chỉ huy và điều khiển.
Hãng tin ITAR-TASS (Nga) ngày 5.6 đưa tin cho hay Nhà máy đóng tàu Admiralty sẽ giao 2 chiếc tàu ngầm điện - diesel lớp Kilo đầu tiên cho Việt Nam trong năm 2013, trong tổng số 6 chiếc mà Việt Nam đặt mua. “Admiralty cam kết sẽ giao 2 chiếc cho Hải quân Việt Nam trong năm nay (2013). Chiếc thứ 3 dự kiến sẽ được xuất xưởng vào tháng 8 và chiếc thứ 4 cũng sẽ được đóng trong năm nay”, nguồn tin từ nhà máy tiết lộ với ITAR-TASS. Được biết, hai chiếc tàu ngầm đầu tiên của Hải quân Việt Nam được đặt tên là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, chiếc thứ 3 có tên là Hải Phòng. Ba chiếc còn lại lần lượt được đặt tên là Đà Nẵng, Khánh Hòa và Bà Rịa-Vũng Tàu. Trong khi hai chiếc tàu ngầm Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đã hoàn tất xuất sắc mọi cuộc thử nghiệm (cấp nhà máy và cấp Nhà nước, lặn sâu thực địa...) đang trên đường về Việt Nam, thì tàu ngầm Hải Phòng cuối tháng 8 này sẽ chính thức được hạ thủy, theo đài Tiếng nói nước Nga. Theo kế hoạch, tháng 11 năm nay, Việt Nam sẽ chính thức tiếp quản chiếc tàu ngầm Kilo đầu tiên trong số đơn hàng 6 chiếc. Bên cạnh việc đóng tàu, phía Nga còn đảm nhiệm cả việc huấn luyện thủy thủ Việt Nam và cung cấp các thiết bị, vật tư kỹ thuật cần thiết. Được biết, tàu ngầm điện - diesel lớp Kilo thuộc Dự án 636M, vốn được Hải quân Mỹ ví như “lỗ đen trong đại dương” vì chúng gần như không thể bị phát hiện khi hoạt động dưới nước, được chế tạo chủ yếu để chống tàu chiến và tàu ngầm tại những vùng nước nông, theo hãng tin RIA Novosti (Nga). Ngoài các chiếc tàu ngầm đã đặt mua, Hải quân Việt Nam hiện cũng đã biên chế hai chiến hạm lớp Gepard 3.9 mà Việt Nam mua của Nga với tên gọi Lý Thái Tổ và Đinh Tiên Hoàng. N.Bằng (tổng hợp) |
Sơn Duân
Nguồn tin: Báo Thanh Niên Online
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
<img alt="dsc00041" height="720" src="/uploads/photos/dsc00041.jpg" width="1280"...