Nhân viên y tế hướng dẫn học sinh Trường mầm non Hoa Bưởi (Gia Nghĩa) rửa tay bằng xà phòng đúng cách |
Để thực hiện phong trào, các ngành, đơn vị trên địa bàn tỉnh đã phát huy vai trò, thế mạnh trong thực hiện các hoạt động gắn với nhiệm vụ chuyên môn. Đối với ngành Y tế, các hoạt động của phong trào được lồng ghép trong các dự án, chương trình mục tiêu quốc gia như: Dự án phòng, chống bệnh truyền nhiễm tiểu vùng sông Mê Kông, Dự án “Cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường tại hộ gia đình nông thôn”, Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường... Qua đó, nhiều hoạt động thiết thực, cụ thể đã được triển khai.
Một trong những hoạt động trọng tâm là tuyên truyền, giáo dục tại cộng đồng. Các hình thức tuyên truyền cũng rất đa dạng, từ truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, truyền thông nhóm, nói chuyện chuyên đề tại các địa bàn dân cư, gắn với các hoạt động văn hóa, văn nghệ tại địa bàn dân cư. Trong giai đoạn 2012-2016, toàn tỉnh có hơn 4.000 người dân, học sinh đã tham gia các buổi nói chuyện chuyên đề vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, phòng chống dịch, bệnh...
Riêng năm 2017, toàn tỉnh đã tổ chức được 4 sự kiện truyền thông, với nội dung tuyên truyền những lợi ích của việc sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh và vận động cộng đồng chung tay bảo vệ sức khỏe bằng việc sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh và thực hành rửa tay với xà phòng tại xã các xã: Quảng Sơn, Quảng Hòa (Đắk Glong), Nâm N’đir, Nâm Nung, Tân Thành, Nam Xuân và Nam Đà (Krông Nô).
Với việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, người dân trên địa bàn tỉnh đã ngày càng nâng cao ý thức, tích cực tham gia phong trào bằng những việc làm cụ thể như: Xây dựng nhà tiêu, chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh; thu gom rác thải, bỏ rác đúng nơi quy định; sử dụng nước an toàn, hợp vệ sinh; rửa tay bằng xà phòng để phòng tránh dịch bệnh…
Cùng với công tác tuyên truyền, hàng năm, việc tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ phụ trách chương trình vệ sinh môi trường cũng được triển khai thường xuyên. Đến nay, toàn tỉnh đã có hơn 1.000 lượt cán bộ y tế thôn, bon, thanh niên, phụ nữ, thợ xây… được tập huấn các nội dung về: Mô hình vệ sinh tổng thể do cộng đồng làm chủ; kỹ thuật xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh; kỹ năng truyền thông về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường... Ngoài ra, các hoạt động kiểm tra, giám sát cũng được chú trọng.
Theo thống kê, nếu năm 2012, tỷ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh tại các trạm y tế trên địa bàn đạt 21,13% thì năm 2016 đã tăng lên 94,4%. Tỷ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh ở các hộ gia đình cũng tăng từ 40,2% lên 65,5%… |
Theo Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, trong năm 2017, đơn vị đã tiến hành giám sát định kỳ vệ sinh môi trường và chất lượng nước tại 6 công trình cấp nước tập trung có công suất trên 1.000 m3/ngày đêm. Kết quả, các công trình cơ bản thực hiện tốt việc bảo đảm vệ sinh, chất lượng nước theo quy định, xét nghiệm 18 mẫu nước đều đạt các chỉ tiêu cơ bản. Bên cạnh đó, đơn vị cũng đã chủ động tổ chức 7 đợt giám sát đột xuất, tập trung chủ yếu vào hoạt động phát hiện, theo dõi diễn biến tình hình nhiễm Arsenic tại các xã Đức Xuyên, Quảng Phú (Krông Nô) và Đắk Gằn (Đắk Mil).
Theo Sở Y tế, việc triển khai Phong trào “Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân” không chỉ nhằm hưởng ứng lời kêu gọi của Bác Hồ về “Vệ sinh yêu nước” mà còn có ý nghĩa sâu sắc đối với việc hưởng ứng Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Vì vậy, ngành Y tế đang tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành duy trì các hoạt động của phong trào. Cùng với tiếp tục xây dựng các giải pháp phù hợp, nhân rộng các mô hình, điển hình mới, cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả, các cấp, các ngành phát huy vai trò, trách nhiệm trong tổ chức triển khai, tiếp tục đưa phong trào ngày càng đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả.
Vũ Trang
Nguồn tin: Báo Đăk Nông Online
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
<img alt="dsc00041" height="720" src="/uploads/photos/dsc00041.jpg" width="1280"...