Trường đại học Thái Bình Dương vừa đạt được thỏa thuận hợp tác chiến lược với Tập đoàn Đồng Tâm Long An, Tập đoàn Mesa, Công ty công đoàn ACB, Công ty cổ phần địa ốc ACB về việc 4 doanh nghiệp trên sẽ tài trợ chi phí đào tạo trong suốt bốn năm với mức tài trợ gần 4 tỉ đồng để Trường Đại học Thái Bình Dương tuyển sinh và đào tạo 200 sinh viên ngay trong năm 2013 theo mô hình đào tạo ứng dụng và ưu tiên tuyển dụng sau khi tốt nghiệp.
Năm 2012, việc “tẩy chay” tuyển dụng người học đại học tại chức vào các cơ quan nhà nước ở một số địa phương gây nhiều bức xúc trong dư luận. Năm 2013, tỉnh Nam Định lại khởi đầu nói “không” với bằng tại chức.
Tốt nghiệp THPT, Y KTan ở thôn 3, xã Tâm Thắng (Chư Jút) nhận thấy bản thân không đủ khả năng theo học các trường cao đẳng, đại học nên quyết định vào học nghề điện công nghiệp tại Trường Trung cấp nghề Đắk Nông. Mặc dù phải hơn 4 tháng nữa mới tốt nghiệp, thế nhưng đã có một số công ty, doanh nghiệp... trong và ngoài tỉnh đến tiếp xúc, đăng ký sẽ tuyển dụng Y KTan vào làm việc với mức lương khởi điểm 5 triệu đồng/tháng.
Thời gian gần đây, tại bon Pru Ðăng, xã Ðắk Nia, thị xã Gia Nghĩa (Đắk Nông) xuất hiện một người phụ nữ giới thiệu tên là Hoài, làm việc cho Công ty Xuất nhập khẩu tổng hợp Sơn La (tên giao dịch là Công ty Solgimex JSC) có trụ sở tại thị xã Sơn La, tỉnh Sơn La liên tục đến nhà người dân để vận động con em trong bon đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài. Tuy nhiên, việc làm của bà Hoài có nhiều dấu hiệu bất thường cần được làm rõ…
Theo ông K’Sía, trú tại bon Pru Ðăng, xã Ðắk Nia, thì đầu năm 2013, một người phụ nữ giới thiệu tên là Hoài, làm việc cho Công ty Xuất nhập khẩu tổng hợp (XNKTH) Sơn La (tên giao dịch là Công ty Solgimex JSC), trụ sở tại thị xã Sơn La, tỉnh Sơn La liên tục đến nhà ông để vận động em H’Huôn (19 tuổi, con gái ông K’Sía) đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài.
* Ưu tiên số một là giúp người thu nhập trung bình có nhà. * Chính phủ chưa có chỉ đạo nào về việc tổng rà soát việc tuyển dụng công chức trên toàn quốc.