TQ hậm hực, muốn vung tiền đập vỡ sự thống trị của Ngân hàng Thế giới

Thứ tư - 02/07/2014 00:38 - Đã xem: 3048
Cần phải nói thêm rằng quốc gia này hiện còn đang cố tình tạo ra các cuộc tranh chấp để trục lợi, đặc biệt là trên khu vưc Biển Đông, Biển Hoa Đông.

Báo Nước Nga ngày nay ngày 26/6/2014 đăng bài viết với tiêu đề "Trung Quốc lên kế hoạch đầu tư ngân hàng để đập vỡ sự thống trị của Ngân hàng thế giới (World Bank)" với nội dung đề cập tham vọng thiết lập một hệ thống ngân hàng cấp độ toàn cầu của Bắc Kinh.

Hoạt động tại một ngân hàng của Trung Quốc

 

 

 

Trong những năm gần đây, cùng với các tham vọng tăng cường sức mạnh quân sự, ngoại giao trên trường quốc tế với quan điểm coi “sức mạnh mềm” chỉ là sản phẩm phụ của thực lực, vật chất, Trung Quốc đang ấp ủ tham vọng trên lĩnh vực kinh tế, tài chính toàn cầu đó là xây dựng được một phiên bản tương tự hệ thống Ngân hàng Thế giới/World Bank.

Mục đích của Trung Quốc trong kế hoạch đầy tham vọng và thách thức này là tạo ra các thế lực đối chọi với sự thống trị của Mỹ và phương Tây trong cơ chế hiện tại. Bắc Kinh muốn khởi động kế hoạch này với 100 tỷ USD vốn đầu tư.

Gần đây, tạp chí Thời báo Tài chính/Financial Times cũng đã có báo cáo cho biết Ngân hàng đầu tư hạ tầng châu Á/The Asian Infrastructure Investment Bank (AIIB) được hình thành sẽ không chỉ nới rộng khả năng tiếp cận và cạnh tranh của Trung Quốc với hệ thống Ngân hàng Thế giới mà sẽ còn là đối thủ nặng ký của Ngân hàng Phát triển châu Á (hiện do Nhật Bản nắm số vốn lớn nhất).
 
Tờ Financial Times cũng nhận định rằng 100 tỷ USD sẽ chưa phải là con số đầu tư cuối cùng của Trung Quốc, nó có thể tăng 2 lần so với đề xuất ban đầu. Điều này có thể phản ánh cho thấy Trung Quốc đang khát khao thống trị thế giới đến nhường nào.

Hiện nay, cũng là một thành viên của Ngân hàng Thế Giới nhưng Trung Quốc dường như cảm thấy “tủi phận”, lép vế vì không có nhiều quyền phủ quyết như các quốc gia khác gồm Nhật Bản, Mỹ và Vương Quốc Anh.

Trung Quốc được liệt vào danh sách những nước có quyền quyết thứ II/Category II, tiếng nói của Bắc Kinh cũng vì thế mà ít trọng lượng, ít có cơ hội để lên tiếng về các vấn đề liên quan.

 

Trung Quốc còn có tham vọng cạnh tranh với sức mạnh đồng USD trên trường quốc tế

Còn ở khuôn khổ của Ngân hàng Phát triển châu Á, Trung Quốc chỉ chiếm 5,5% cổ phần. Con số này quá bé nhỏ so với Mỹ (15,7 %) và Nhật Bản (15,6%).

Trong mô hình Qũy Tiền Tệ Quốc Tế, Trung Quốc chỉ có “4% quota” trong khi Mỹ có 18 %. Tất nhiên, tiền cổ phần ít hơn sẽ có tiếng nói bé và kém trọng lượng hơn các quốc gia khác mỗi khi phải giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động của quỹ, hội…

Thời báo Tài chính của Anh trích dẫn nguồn tin thân cận với báo này ở Trung Quốc cho biết “Bắc Kinh cảm thấy không đạt được bất cứ ý định gì ở cơ chế hiện tại của Ngân hàng Thế giới và Qũy Tiền tệ Quốc tế IMF. Chính vì vậy Trung Quốc muốn thiếp lập và vận hành hệ thống Ngân hàng thế giới của riêng họ. Mục đích là đạt được mục tiêu kiểm soát trong cơ chế ngân hàng kiểu này”.

Theo thông tin của Thời báo kinh tế Anh, hiện có khoảng 22 quốc gia trên thế giới bày tỏ thái độ quan tâm đến dự án tham vọng của Trung Quốc trong đó có các quốc gia nhiều dầu mỏ ở Trung Đông, thậm chí cả Mỹ, Ấn Độ, châu Âu, Nhật Bản.

Tuy nhiên, báo này cũng nhận định rằng mặc dù có nhiều nước bày tỏ thái độ quan tâm đến dự án của Trung Quốc, đặc biệt là một số nước ở châu Á nhưng thực sự Trung Quốc cũng sẽ phải đối mặt với kịch bản là không có quốc gia nào sẽ tham gia vào dự án của riêng Trung Quốc.

Cần phải nói thêm rằng, hiện Trung Quốc chưa xây dựng được sức mạnh mềm tự thân. Quốc gia này hiện còn đang cố tình tạo ra các cuộc tranh đoạt tại khu vực để trục lợi, đặc biệt là trên khu vưc Biển Đông, Biển Hoa Đông.

Thậm chí Trung Quốc cậy đông, lực lượng mạnh đưa giàn khoan dầu 981 xâm nhấp trái phép và thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, gây hấn với Nhật Bản, Philippines khiến các quốc gia trong khu vực buộc phải cảnh giác cao độ.

Đầu tư cho Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á/The Asian Infrastructure Investment Bank sẽ chủ yếu là tiền của Trung Quốc. Nó sẽ được thiếp lập để Bắc Kinh thực hiện mục tiêu là “thúc đẩy các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng” nhưng bản chất là muốn dùng sức mạnh kinh tế, dự án, vốn đầu tư để “mua khéo léo” sự ảnh hưởng của Bắc Kinh từ các quốc gia nghèo khó hơn mình.

 

Trung Quốc muốn thực hiện dự án "Con đường tơ lụa cổ đại" bằng phương thức hiện đại
Thời báo Tài chính Anh cho biết dự án đầu tiên của ngân hàng do Trung Quốc kiểm soát sẽ là việc tái hiện lại “Con đường tơ lụa cổ đại” bằng phương thức hiện đại đó là thiết lập hệ thống tài chính, thương mại giữa Trung Quốc và các quốc gia trong khu vực.

Một dự án nữa được đề xuất đầu tư đó là xây dựng một tuyến đường sắt kéo dài từ Bắc Kinh, thủ đô Trung Quốc đến thành  Baghdad của Iraq.

Truyền thông phương Tây nhận định ý tưởng về việc thiết lập hệ thống ngân hàng World Ban phiên bản của Trung Quốc được cho là đã hình thành từ tháng 10 năm 2013, khi đó Bắc Kinh đã chính thức tiết lộ chiến lược tham vọng này với thế giới và đã đầu tư một khoản tiền trị giá khoảng 50 tỷ USD.

Không chỉ có Trung Quốc có tham vọng này, khối các quốc gia gồm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) gồm Brasil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi cũng đã có kế hoạch thiết lập hệ thống ngân hàng riêng với vốn đầu tư 100 tỷ USD vào trước năm 2015.

Dự kiến khối BRICS sẽ tiếp tục bàn thảo và hiện thực hóa các cam kết vào Hội nghị thượng đỉnh BRICS thường niên lần thứ 6 sẽ diễn ra từ ngày 14 đến ngày 16/7/2014 tới đây tại Brazil.

Nguồn tin: www.gdtd.vn

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây